Ảnh T.L minh họa. Nguồn insurancejournal.com
Những tổn thất về kinh tế và bảo hiểm đã giảm nhẹ so với mức trung bình 10 năm trước là 112 tỷ USD và 31 tỷ USD, mặc dù mức này vẫn cao hơn một chút so với mức trung bình dài hạn là 84 tỷ USD và 24 tỷ USD kể từ năm 2000.
Từ góc độ thiệt hại kinh tế, động đất là thảm họa tốn kém nhất trong nửa đầu năm nay (34 tỷ USD), chiếm 30% tổng số thiệt hại, chủ yếu là do hai trận động đất mạnh đã tấn công vùng Kumamoto của Nhật Bản vào ngày 14 -16/4.
“Từ góc độ của công ty bảo hiểm, các cơn bão đối lưu dữ dội (SCS) là thảm họa đắt đỏ nhất mà DN bảo hiểm đã chi trả (khoảng 12,3 tỷ USD, chiếm 42% trên tổng số thiệt hại”, báo cáo cho biết.
Hầu hết các tổn thất được bảo hiểm chi trả do SCS gây ra là do những cơn bão kèm sấm sét tại Hoa Kỳ làm tăng những cơn mưa đá trên diện rộng, gió mạnh, và lốc xoáy. Chỉ riêng tiểu bang Texas tại Hoa Kỳ đã ghi nhận khoảng 55% chí phí bảo hiểm là thiệt hại do SCS gây ra, báo cáo cho biết.
Trong khi đó, báo cáo nhấn mạnh rằng đã có ít nhất 6 sự kiện bảo hiểm lớn toàn cầu trị giá tỷ USD diễn ra (trong đó có 5 sự kiện liên quan đến vấn đề thời tiết) trong nửa đầu năm nay. "Nửa đầu năm 2016 đã kết thúc với mức thiệt hại kinh tế và bảo hiểm tốn kém nhất kể từ năm 2011", Steve Bowen, Giám đốc của Impact Forecasting nói.
"Năm nay còn được đánh dấu bởi hàng loạt những trận động đất lớn ở Nhật Bản, các vụ cháy rừng tại Fort McMurray ở Canada, lũ lụt ở Tây Âu và mưa đá diện rộng tại Hoa Kỳ", Steve Bowen nói thêm.
Theo Bowen chia sẻ, với những chuyển biến của La Nina trong nửa cuối năm, sẽ có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt nhiều nơi tại châu Á và bão đổ bộ ở lưu vực Đại Tây Dương. Những con số tài chính về mức đền bù trong suốt những năm qua do La Nina là một trong những chi phí tốn kém nhất trong lịch sử, vì vậy chúng ta sẽ chờ xem liệu xu hướng này diễn ra như thế nào trong những tháng tới./.
HHBH ( Theo insurancejournal.com)