Đây là chia sẻ về xu hướng diễn biến tỷ giá USD/VND của ông Phạm Lưu Hưng - Kinh tế trưởng Công ty Chứng khoán SSI, khi trao đổi nhanh với phóng viên TBTCVN.

Chưa thấy quá nhiều áp lực tiêu cực lên diễn biến tỷ giá USD/VND
Chuyên gia Phạm Lưu Hưng - Kinh tế trưởng SSI.

PV: Thưa ông, tỷ giá USD/VND đã tăng mạnh trong thời gian qua trước áp lực tăng lãi suất mạnh từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Ông đánh giá thế nào về diễn biến của tỷ giá trong giai đoạn hiện nay?

Tỷ giá ổn định là một yếu tố quan trọng, nếu không muốn nói là một trong các yếu tố quan trọng nhất của việc ổn định kinh tế vĩ mô. Do vậy, việc duy trì được biến động tỷ giá ở mức thấp có thể được coi là thành công trong việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô.

Ông Phạm Lưu Hưng: Áp lực tỷ giá trong quý II, III có tăng, tuy nhiên có thể thấy nếu so với các đồng tiền của các quốc gia khác, VND vẫn đang có mức mất giá thấp hơn khá nhiều. Trong thực tế, VND đang lên giá đối với rất nhiều các ngoại tệ khác như JPY, KRW, EUR, CNY... Do vậy, có thể thấy diễn biến tỷ giá vẫn đang ở xu hướng tích cực nếu nhìn ở mặt bằng chung đối với các quốc gia trong khu vực.

Đối với nợ công, đánh giá mới đây của Bộ Tài chính cũng cho rằng, ảnh hưởng của diễn biến tỷ giá lại ở chiều hướng tích cực, do mức độ giảm giá của JPY hay EUR lớn hơn nhiều so với mức độ tăng giá của USD, khiến nợ công của Việt Nam ước tính giảm so với năm 2021.

PV: Áp lực lên tỷ giá chắc chắn còn tăng trước sự tăng giá của USD, theo dự báo của ông, diễn biến tỷ giá từ nay đến cuối năm sẽ thế nào?

Ông Phạm Lưu Hưng: Thực ra cũng khó nói được gì chắc chắn ở thời điểm hiện tại. Bởi thực ra chỉ số DXY đang ở xu hướng giảm nên diễn biến trên thực tế đang ở chiều ngược lại.

Ngoài ra, với việc giá cả hàng hóa nguyên liệu cơ bản có xu hướng giảm, thì cán cân thương mại của Việt Nam nhiều khả năng được cải thiện trong nửa cuối năm và do đó cũng chưa thấy quá nhiều áp lực tiêu cực lên diễn biến tỷ giá USD/VND.

Chưa thấy quá nhiều áp lực tiêu cực lên diễn biến tỷ giá USD/VND

PV: Mặc dù vậy, nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam vẫn có nhiều trợ lực để kiểm soát tỷ giá. Theo ông, những yếu tố để Việt Nam giữ mức tăng của tỷ giá trong mục tiêu là gì?

Ông Phạm Lưu Hưng: Tôi cho rằng, tỷ giá ổn định là một yếu tố quan trọng, nếu không muốn nói là một trong các yếu tố quan trọng nhất của việc ổn định kinh tế vĩ mô. Do vậy, việc duy trì được biến động tỷ giá ở mức thấp có thể được coi là thành công trong việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô.

Các yếu tố hỗ trợ tỷ giá trong thời gian tới, có thể đến từ việc cán cân thương mại được cải thiện, trong khi nguồn vốn FDI giải ngân tiếp tục tăng cao và nguồn kiều hối cuối năm.

PV: Đây đang là giai đoạn khá khó đối với cơ quan quản lý trong việc điều hành tỷ giá. Theo ông, Ngân hàng Nhà nước sẽ ưu tiên những công cụ gì để điều hành tỷ giá cả trong ngắn hạn và dài hạn (cuối năm), trước áp lực của việc “nhập khẩu lạm phát” cũng như việc FED tăng lãi suất USD?

Các yếu tố hỗ trợ tỷ giá trong thời gian tới, có thể đến từ việc cán cân thương mại được cải thiện, trong khi nguồn vốn FDI giải ngân tiếp tục tăng cao và nguồn kiều hối cuối năm.

Ông Phạm Lưu Hưng: Không chỉ riêng Việt Nam, có thể nói đây là giai đoạn khó khăn chung của tất cả các ngân hàng trung ương trên thế giới trong bối cảnh lạm phát tăng cao, FED tăng lãi suất nhanh hơn so với dự kiến ban đầu và đồng USD mạnh.

Tuy nhiên, như trên đã nói, cũng chưa thể chắc chắn về việc USD sẽ lên giá trong nửa cuối năm, trong khi xuất siêu có thể sẽ quay trở lại mạnh mẽ hơn trong nửa cuối năm, giúp cán cân vãng lai quay lại mức thặng dư. Chưa kể giá cả hàng hóa đang ở xu hướng giảm, nên việc nói nhập khẩu lạm phát là cũng chưa thực sự hợp lý.

Ngoài ra, mức độ chênh lệnh giữa lãi suất VND và USD hiện nay ở mức khá hợp lý, đủ để cân bằng với việc tăng lãi suất của FED trong nửa cuối năm 2022.

PV: Xin cảm ơn ông!