Thị trường chứng khoán tuần qua có tuần giảm điểm thứ 2 liên tiếp. Chỉ số VN-Index dừng lại tại mốc 1.234,03 điểm, mất thêm -14,75 điểm (-1,18%) so với phiên cuối tuần liền trước. Áp lực chủ yếu đến từ sự đi xuống của nhóm vốn hóa lớn khi chỉ số VN30 giảm mạnh đến -1,8%; trong khi hai chỉ số VNMidcap và VNSmallcap chỉ giảm khoảng -1,2% xấp xỉ thị trường chung.

Mọi lo ngại đang đổ dồn về việc FED khả năng phải tăng lãi suất nhanh hơn dự kiến trong kỳ họp tháng 9, gây ra tâm lý lo ngại đối với các tài sản rủi ro như cổ phiếu. Việc giảm điểm và thanh khoản thấp trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng là xu hướng chung của thị trường Mỹ và nhiều thị trường khác.

Diễn biến của thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục là yếu tố tác động chính lên thị trường chứng khoán trong nước. Hiện tại thị trường Mỹ vẫn trong trạng thái điều chỉnh sau khi chỉ số CPI và CPI lõi tháng 8 của Mỹ được công bố tăng cao hơn mức thị trường dự đoán làm xóa nhòa kỳ vọng lạm phát đã đạt đỉnh. Trong tuần qua, chỉ số S&P 500 giảm -4,08%. Mọi lo ngại đang đổ dồn về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) khả năng phải tăng lãi suất nhanh hơn dự kiến trong kỳ họp tháng 9, gây ra tâm lý lo ngại đối với các tài sản rủi ro như cổ phiếu.

Quay lại với thị trường chứng khoán trong nước, có thể thấy tâm lý phòng thủ rõ nét khi chỉ có 3 nhóm tăng trưởng về điểm số trong tuần, bao gồm: năng lượng (+3,4%), y tế (+0,9%) và tiện tích (+0,5%). Phần còn lại của thị trường hầu hết đều không thoát khỏi áp lực bán giá thấp. Sau khi giao dịch tích cực ở tuần liền trước, nhóm nguyên vật liệu giảm đến -3%. Các nhóm ngành khác sụt giảm mạnh hơn thị trường chung có thể kể đến là tài chính (-2,3%), công nghiệp (-2,1%), hàng tiêu dùng thiết yếu (-1,5%) và công nghệ thông tin (-1,4%). Bất động sản và hàng tiêu dùng không thiết yếu là 2 nhóm không có nhiều biến động.

Chứng khoán tuần 12 – 16/9: Thận trọng, phòng thủ rõ nét

Trước diễn biến đó, các cổ phiếu lấy đi nhiều điểm số nhất của thị trường lần lượt là các mã BID (-4%), VIC (-2%), TCB (-4,4%), GAS (-2,6%), SAB (-4,4%), MSN (-2,8%), HPG (-3,4%), MBB (-4%). Ngược dòng với diễn biến chung, thị trường vẫn ghi nhận không ít mã tăng điểm vượt trội tiêu biểu như BCM (+9,1%), VCB (+1,5%), VRE (+8,6%), EIB (+11,4%), VCG (+13,2%), PVD (+12,25); bên cạnh đó là nhóm điện với mức tăng 5,8% trên VSH và 6,4% trên NT2.

Chứng khoán tuần 12 – 16/9: Thận trọng, phòng thủ rõ nét

Tâm lý phòng thủ và thận trọng khiến các nhà đầu tư thu hẹp giao dịch đáng kể trong tuần qua. Trên HOSE, giá trị giao dịch bình quân một phiên chỉ đạt 10,7 nghìn tỷ đồng, giảm đến 21% so với tuần liền trước. Nhiều nhóm ngành có giao dịch suy yếu khá rõ như: bảo hiểm (-58%), cao su tự nhiên (-48,6%), cảng và vận tải biển (-35%), ngân hàng (-31,8%) và khu công nghiệp (-32,8%). Dòng tiền cho thấy vẫn ổn định ở nhóm điện (-5,75%) và cải thiện ở nhóm hàng không (+11,15%) và xây dựng (+6,1%) - đây là 2 nhóm có giá trị giao dịch tăng 2 tuần liên tiếp. Trong khi đó, nhà đầu tư đẩy mạnh giao dịch ở nhóm bán lẻ (+19%) và nông nghiệp (+16%) khi giá trị giao dịch của 2 nhóm này tăng lại sau khi yếu đi ở tuần liền trước. Dẫn đầu thanh khoản trên toàn thị trường vẫn là các mã quen thuộc như HPG, NVL, SSI, VPB và nhân tố mới DGC.

Chứng khoán tuần 12 – 16/9: Thận trọng, phòng thủ rõ nét
Chứng khoán tuần 12 – 16/9: Thận trọng, phòng thủ rõ nét
Tâm lý thận trọng và hạn chế giao dịch khả năng vẫn duy trì trong tuần giao dịch tới. Mặc dù vậy, chỉ số VN-Index đang cho thấy được hỗ trợ tốt quanh vùng 1.220 điểm nên yếu tố tăng trưởng lợi nhuận quý III/2022 vẫn được kỳ vọng sẽ thu hút dòng tiền sôi động trở lại sau khi kỳ họp của FED qua đi.

Nhóm nhà đầu tư tổ chức đồng loạt bán ròng trong tuần qua, bao gồm: Tổ chức trong nước (-1,2 nghìn tỷ đồng), tổ chức nước ngoài (-772 tỷ đồng) và tự doanh (-903 tỷ đồng).

Đối trọng lại, nhóm nhà đầu tư cá nhân mua ròng 2,0 nghìn tỷ đồng và là bên mua ròng duy nhất. Tài chính và bất động sản tiếp tục thu hút dòng tiền của nhóm cá nhân với giá trị mua ròng tương ứng +1,17 nghìn tỷ đồng và +850 tỷ đồng, tiêu biểu ở các mã như VHM (+490 tỷ đồng), STB (+354 tỷ đồng), VND (+233 tỷ đồng)…

Dòng tiền của khối ngoại đang ưa chuộng nhóm nguyên vật liệu (+237 tỷ), năng lượng (+235 tỷ đồng) và hàng tiêu dùng thiết yếu (+198 tỷ đồng); tập trung vào các mã như HPG (+266 tỷ đồng), PVD (+264 tỷ đồng) và PNJ (+209 tỷ đồng).

Chứng khoán tuần 12 – 16/9: Thận trọng, phòng thủ rõ nét
Chứng khoán tuần 12 – 16/9: Thận trọng, phòng thủ rõ nét
Chứng khoán tuần 12 – 16/9: Thận trọng, phòng thủ rõ nét

Như vậy, tuần vừa qua là một tuần đi xuống về điểm số lẫn thanh khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Diễn biến này cũng tương đồng với thị trường chứng khoán Mỹ khi FED sẽ có quyết định chính sách lãi suất vào cuộc họp ngày 20, 21/9 tuần sau. Theo công cụ dự đoán lãi suất của CME Group, mức tăng 75 điểm cơ bản là mức được dự đoán phổ biến; trong khi đó một số nhà đầu tư có mức dự đoán lên đến 100 điểm phần trăm.

Trong bối cảnh đó, tâm lý thận trọng và hạn chế giao dịch khả năng vẫn duy trì trong tuần giao dịch tới. Mặc dù vậy, chỉ số VN-Index đang cho thấy được hỗ trợ tốt quanh vùng 1.220 điểm nên yếu tố tăng trưởng lợi nhuận quý III/2022 vẫn được kỳ vọng sẽ thu hút dòng tiền sôi động trở lại sau khi kỳ họp của FED qua đi./.