Thông thường dòng tiền vào mạnh đồng nghĩa với việc nhà đầu tư hưng phấn hơn. Tuy vậy thanh khoản ở ngưỡng quá cao kết hợp với hiện tượng giảm giá hàng loạt thì lại có nguy cơ hoạt động chốt lời, bán tháo đang diễn ra.

Theo lý thuyết, thanh khoản lớn cần giúp giá tăng mới chứng tỏ nhà đầu tư mua với tâm lý mạnh mẽ hơn phía còn lại. Mỗi bước giá đều có một khối lượng đặt mua, đặt bán. Giá cổ phiếu chỉ tăng khi người mua đặt lệnh vào thẳng dư bán, tức là xuống tiền mua chủ động đẩy dần giá lên. Ngược lại, nếu giá giảm nghĩa là người bán chủ động xả cổ phiếu xuống các mức giá đang được đặt mua.

Như vậy hướng đi của giá mà nhà đầu tư thấy trên bảng điện là kết quả hành động từ mỗi bên. Tâm điểm của hành động đó là thanh khoản càng lớn thì càng bất lợi cho chiều ngược lại.

Chứng khoán tuần: Thanh khoản hơn 56 ngàn tỷ, dòng tiền chuyển hướng đi đâu?
Diễn biến giao dịch VN-Index tuần qua

Tuần qua thị trường biến động mạnh đáng chú ý với mức giảm rất mạnh của các blue-chips. VN30-Index cả tuần bốc hơi tới 1,8%, xác lập tuần giảm mạnh nhất trong 12 tuần gần đây. Có tới 20/30 cổ phiếu giảm giá tuần qua, với mức giảm sâu nhất thuộc về 3 cổ phiếu có ảnh hưởng lớn là HPG giảm 12,09%, GAS giảm 10,25% và GVR giảm 8,94%.

VN30 vốn dĩ đang trong tình trạng rất yếu và trước đó đã có 2 tuần đi ngang giảm nhẹ, tuần qua bắt đầu sụt mạnh hơn. Chỉ số đại diện các blue-chips khác xa VN-Index, mới chỉ đang tiệm cận đỉnh lịch sử và vẫn chưa xác nhận vào sóng tăng mới. Do đó thanh khoản tăng vọt ở nhóm này khó có thể là chốt lời. Trong 10 phiên vừa qua kể từ khi VN30-Index đạt đỉnh cao nhất của nhịp tăng mà VN-Index vượt đỉnh cao lịch sử, cổ phiếu trong VN30 có 21/30 mã giảm giá.

Ngược lại, nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ phần lớn tăng giá rất mạnh gần đây, đến phiên cuối tuần qua mới có tín hiệu sụp đổ. Tuần qua là tuần nhóm smallcap trên sàn HoSE đạt kỷ lục về giao dịch, với trung bình 6,56 ngàn tỷ đồng mỗi ngày. Hiệu ứng ngược về thanh khoản và giá xuất hiện tại đây, khi giao dịch thì rất lớn, nhưng giá lại đa số giảm. Như vậy đã có hành động chốt lời tại nhóm này.

Tuy nhiên điểm bất ngờ là sàn Upcom vẫn giao dịch rất tốt trong tuần qua. Chỉ số của sàn này trong tuần tăng 2,3% và có 7 tuần tăng liên tiếp, biên độ 18%. Ngày cuối tuần khi đa số cổ phiếu đầu cơ nhỏ trên hai sàn niêm yết bị bán tháo, Upcom vẫn có gần 100 mã tăng kịch trần. Mặt khác, tuần qua sàn này cũng lập kỷ lục về thanh khoản với trung bình 3,4 ngàn tỷ đồng mỗi ngày.

Như vậy xét về góc độ thanh khoản kỷ lục tác động đến giá cổ phiếu thì chỉ duy nhất sàn Upcom là có sự tương đồng tích cực: Thanh khoản tăng và giá tăng. Rất có thể dòng tiền đầu cơ đang chuyển hướng nhiều hơn sang sàn này, nơi biên độ lớn nhất, không có các tổ chức điều tiết và đa số cổ phiếu có lượng trôi nổi thấp, dễ làm giá. Có những cổ phiếu như PTO tăng tới 13 phiên trần liên tục, gấp 5,7 lần.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

CK

Giá đóng

cửa

ngày 19/11

Giá đóng

cửa

ngày 12/11

Mức

giảm

(%)

CK

Giá đóng

cửa

ngày 19/11

Giá đóng

cửa

ngày 12/11

Mức

tăng

(%)

SMC

42

50.3

-16.5

MCG

9.23

6.6

39.85

HSG

37.5

44.7

-16.11

PXI

7.1

5.08

39.76

NKG

42

49.85

-15.75

TNI

9.95

7.12

39.75

TLH

19.6

22.75

-13.85

PIT

10.65

7.63

39.58

IJC

31.3

36

-13.06

EVG

20.1

14.4

39.58

HDC

100

115

-13.04

PTC

21.4

15.35

39.41

LM8

14

16.1

-13.04

SJF

18.4

13.2

39.39

ANV

34

39

-12.82

DAG

15.15

10.9

38.99

BCE

19.1

21.9

-12.79

KHP

19.85

14.45

37.37

DPM

46

52.6

-12.55

PNC

14.5

10.7

35.51

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

CK

Giá đóng

cửa

ngày 19/11

Giá đóng

cửa

ngày 12/11

Mức

giảm

(%)

CK

Giá đóng

cửa

ngày 19/11

Giá đóng

cửa

ngày 12/11

Mức

tăng

(%)

VC7

26.7

33.3

-19.82

CEO

31.5

19.9

58.29

VNT

70

86.7

-19.26

VIE

9.4

6

56.67

PDB

27.7

34

-18.53

VIG

15.7

10.4

50.96

V12

19.5

23.9

-18.41

CMS

19.6

13.4

46.27

ICG

15.9

19.34

-17.8

X20

15.6

11.8

32.2

BST

15.1

18.3

-17.49

APS

57.5

43.6

31.88

PSW

24

29

-17.24

ART

15.1

11.7

29.06

VXB

21

25.3

-17

TKC

15.9

12.4

28.23

D11

42

49.8

-15.66

VC9

15.4

12.1

27.27

L18

54

64

-15.63

SD6

11.3

8.9

26.97

Mặc dù vậy yếu tố thanh khoản cũng luôn là tín hiệu cần cảnh giác cho bất kỳ sàn nào hay nhóm cổ phiếu nào. Thanh khoản tăng vọt đột biến là biểu hiện của sự quan tâm gia tăng. Nhà đầu tư bắt đầu rót tiền vào nhiều hơn. Giá tăng mạnh càng tạo lòng tham và thu hút lượng tiền lớn hơn nữa. Tuy nhiên tiền không phải là vô hạn và giá càng lên cao thì càng nhiều người đã tích lũy cổ phiếu muốn chốt lời. Khi những người muốn mua đã đổ hết tiền vào mua, thì sẽ không còn ai mua đỡ nếu những người này muốn bán ra. Đó là cái bẫy thanh khoản thường thấy ở các mã đầu cơ quá nóng.

Với kỷ lục thanh khoản tuần qua, thị trường đang thu hút được dòng tiền rất lớn. Chỉ có điều dòng tiền đang hướng tới mục đích khác nhau. Hiện mới có duy nhất phiên cuối tuần qua là biến động lớn, nhưng những ngày tới chắc chắn dòng tiền sẽ bắt đầu chọn lọc đích đến mới.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị

khớp lệnh

(tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài

mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài

bán (tỉ đồng)

8.11.2021

32,711.8

1,880.8

1,394.3

9.11.2021

32,295.2

1,827.5

1,801.7

10.11.2021

32,351.8

791.1

1,492.6

11.11.2021

40,114.5

1,039.2

2,285.6

12.11.2021

28,323.5

1,209.9

1,008.3

15.11.2021

35,760.5

1,543.6

1,753.9

16.11.2021

36,343.4

1,504.8

1,417.2

17.11.2021

28,222.0

1,058.4

1,429.6

18.11.2021

37,307.1

1,484.6

1,986.1

19.11.2021

49,564.4

1,302.2

2,247.3