Tổng cục dự trữ nhà nước

Công tác chuẩn bị phương tiện vận chuyển thóc vào kho

>> Hoàn thành hỗ trợ gạo cho ngư dân Quảng Bình đợt 1 năm 2016

>> Đã xuất cấp hơn 1.600 tỷ đồng hàng dự trữ cho các địa phương

>> Xuất cấp, hỗ trợ hàng dự trữ quốc gia: Kịp thời, đúng đối tượng

Kịp thời áp dụng công nghệ mới vào bảo quản

Ông Võ Xuân Nguyên, Cục trưởng Cục DTNN khu vực Đà Nẵng cho biết, bên cạnh việc kịp thời áp dụng công nghệ mới vào bảo quản, đơn vị đã duy trì thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật.

Hàng năm có nhiều sáng kiến của cán bộ công chức được áp dụng vào công tác bảo quản hàng hoá dự trữ quốc gia mang lại hiệu quả thiết thực: Thay ống thông hơi tre bằng ống thông hơi nhựa, tận màng PVC thanh lý kê lót bảo quản thóc yếm khí, sản xuất thùng nước di động phát động xuồng...

Cục DTNN Đà Nẵng với nhiều sáng kiến trong bảo quản hàng hóa dự trữ
Cục DTNN khu vực Đà Nẵng là 1 trong 2 đơn vị đầu tiên của ngành Dự trữ được triển khai áp dụng công nghệ bảo quản mới theo hướng hiện đại hóa - công nghiệp hóa. Đây là vinh dự nhưng cũng là thách thức đối với đơn vị... Ông Võ Xuân Nguyên - Cục trưởng cục DTNN khu vực Đà Nẵng

Riêng năm 2012, đơn vị đã có sáng kiến được Tổng cục DTNN ghi nhận, phổ biến tới các đơn vị trong ngành, đó là biện pháp kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm và lấy mẫu thóc tại mọi vị trí trong ngăn thóc, kể cả đáy ngăn.

Trước đây, chỉ kiểm tra tới vị trí độ sâu 1,5m của khối hạt theo chiều dài của xiên lấy mẫu, không kiểm tra tình trạng thóc của đáy ngăn kho.

Vì vậy, đây là 1 sáng kiến quan trọng phục vụ trong công tác bảo quản, là thành quả trong quá trình lao động sáng tạo của lực lượng thủ kho bảo quản.

Theo ông Nguyên, đặc biệt trong bảo quản lương thực, việc đưa công nghệ mới vào bảo quản là khâu then chốt nhất, quyết định chất lượng hiệu quả của công tác bảo quản lương thực.

Chính vì vậy, Tổng cục DTNN đã đề xuất và đã được Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 53/2014/TT - BTC về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thóc DTQG thay thế QCVN 14: 2011/BTC và Quyết định số 891/QĐ - BTC về bảo quản thử nghiệm thóc theo công nghệ Trung Quốc chuyển giao. Cục DTNN khu vực Đà Nẵng là 1 trong 2 đơn vị đầu tiên triển khai công nghệ bảo quản mới theo hướng hiện đại hóa - công nghiệp hóa.

"Đây là thách thức đối với đơn vị vì thực hiện các công đoạn theo quy trình công nghệ nhưng chất lượng thóc đầu vào không đúng theo tiêu chuẩn công nghệ mà lại theo tiêu chuẩn bảo quản truyền thống (QCVN 14: 2011/BTC)".

Quyết tâm áp dụng thành công công nghệ mới

Với quyết tâm thực hiện áp dụng thành công công nghệ mới trong công tác bảo quản thóc, đòi hỏi những người làm công tác bảo quản phải nắm bắt được quy trình vận hành các phương tiện trang thiết bị để sử dụng; đặc biệt là các thiết bị phục vụ công tác bảo quản; vì vậy đơn vị đã triển khai chặt chẽ từ công tác chuẩn bị kho tàng đến khi hoàn thành công tác nhập kho đưa vào bảo quản.

"Đến nay, sau 23 tháng nhập kho đưa vào bảo quản, đơn vị đã vận hành sử dụng thuần thục các trang thiết bị phục vụ công tác bảo quản như: Máy hạ nhiệt độ di động, hệ thống xông hơi phosphine, hệ thống đầu đo trung tâm… duy trì nhiệt độ khối hạt luôn ở mức dưới 25oC; đây là chỉ số an toàn về nhiệt độ khối hạt theo tiêu chuẩn của công nghệ do Trung Quốc chuyển giao; chất lượng thóc ổn định, các chỉ tiêu dinh dưỡng được duy trì tốt", ông Võ Xuân Nguyên nhấn mạnh.

Bên cạnh đó đơn vị cũng đã được Tổng cục giao bảo quản thử nghiệm 500 tấn gạo trong môi trường khí Nitơ nhập kho năm 2014 với hình thưc lô lớn 250 tấn/lô, thời gian bảo quản 24 tháng. Đến nay qua 23 tháng thực hiện công tác bảo quản, qua kiểm tra các chỉ tiêu dinh dưỡng, cảm quan, chất lượng gạo vẫn đáp ứng các quy định theo quy chuẩn gạo trắng Việt Nam hiện hành./.

Chi Linh