Theo đó, Cục Dự trữ Nhà nước giao các Chi cục Dự trữ Nhà nước khu vực lập kế hoạch bán đấu giá đối với 40.000 tấn thóc nhập kho năm 2022 và hơn 49.519 tấn gạo nhập kho năm 2023.
Về phương thức xuất, bán thóc gạo, các Chi cục Dự trữ Nhà nước khu vực thực hiện phương thức bán đấu giá theo quy định của Luật Đấu giá tài sản.
![]() |
Xuất bán gần 90.000 tấn lương thực dự trữ quốc gia. Ảnh: Khánh Huyền |
Về quy trình thực hiện theo quy định của Luật Đấu giá tài sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; các thông tư hướng dẫn nhập, xuất mua bán hàng dự trữ quốc gia của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước (nay là Cục Dự trữ Nhà nước) về việc quy định thẩm quyền trong hoạt động mua, bán lương thực, muối ăn…
Về xây dựng giá bán thóc, gạo, căn cứ quy định tại Thông tư số 25/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 89/2015/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia, các chi cục DTNN khu vực áp dụng phương pháp so sánh nêu tại mục 3 Chương II Thông tư số 45/2024/TT-BTC 4 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá để làm cơ sở xác định giá khởi điểm của từng đơn vị tài sản bán đấu giá trình Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước phê duyệt.
Cục Dự trữ Nhà nước yêu cầu các Chi cục Dự trữ Nhà nước gửi toàn bộ hồ sơ, thông tin, tài liệu về xác định giá khởi điểm của từng đơn vị tài sản bán đấu giá về Cục chậm nhất ngày 26/5/2025.