Triển khai kết nối Lai Châu với cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Bộ GTVT mới tổ chức lễ triển khai Dự án kết nối giao thông Lai Châu với cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Dự án thuộc Gói thầu XL01 đoạn từ nút giao IC16 (thị trấn Khánh Yên, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) đến tỉnh Lai Châu (Km00+000 - Km18+500). Đây là đoạn đường giao thông cấp quốc gia Việt Nam, tuyến đường bộ rất quan trọng của tỉnh Lai Châu và tỉnh Lào Cai. Đoạn tuyến nằm trên tuyến nối Lai Châu với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, có tổng chiều dài tuyến là 147 km. Gói XL01 được triển khai cũng là một trong ba gói thầu (XL01, XL02, XL03) thuộc tuyến nối Lai Châu - cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi qua địa phận tỉnh Lào Cai.

Theo thiết kế, tuyến đường được đầu tư với quy mô cấp III miền núi, tốc độ thiết kế 60km/h. Quy mô mặt cắt ngang được thiết kế với bề rộng mặt đường 6m, bề rộng nền đường là 9m. Tại một số đoạn, bề rộng mặt đường là 9m (có làn phụ leo dốc); bề rộng nền là 10m.

Cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Ảnh: Lê Minh
Cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Ảnh: Lê Minh

Theo phương án được duyệt, gói thầu XL01 có tổng giá trị hợp đồng hơn 474 tỉ đồng, được thi công trong thời gian 30 tháng. Riêng với Lai Châu, hiện việc kết nối giao thông giữa địa phương này với các tỉnh khác chủ yếu thông qua hai tuyến quốc lộ chính là quốc lộ (QL) 4D và QL32 có quy mô tiêu chuẩn kỹ thuật đường cấp IV - V miền núi.

Theo Thứ trưởng Lê Đình Thọ, sau khi được đầu tư xây dựng, dự án sẽ đảm bảo tính kết nối giữa các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái với cao tốc Hà Nội - Lào Cai, rút ngắn hành trình từ các trung tâm chính trị kinh tế của các tỉnh này về Thủ đô Hà Nội. Dự án cũng góp phần nâng cao hiệu quả khai thác đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai. Qua đó, giảm chi phí vận tải hàng hóa và hành khách, thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo nơi có dự án đi qua, củng cố và đảm bảo an ninh quốc phòng cho các tỉnh miền núi phía Bắc.

Đẩy nhanh tiến độ dự án cầu Rạch Miễu 2 và Tân Vạn - Nhơn Trạch

Theo ông Đinh Mạnh Đức - Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông Bộ GTVT, hiện tại công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) của cả dự án cầu Rạch Miễu 2 và Tân Vạn - Nhơn Trạch chưa đạt yêu cầu đề ra. Trong đó, tại Dự án cầu Rạch Miễu 2, phía tỉnh Bến Tre mới bàn giao đạt 27%. Tỉnh Tiền Giang mới bàn giao được gần 2%. Phạm vi bàn giao mặt bằng không liên tục gây khó khăn cho công tác tổ chức thi công. Công tác giải ngân chi phí giải phóng mặt bằng tỉnh Bến Tre đã giải ngân hơn 280/457 tỷ đồng. Tỉnh Tiền Giang đạt 2,99/77 tỷ đồng. Còn đối với dự án Tân Vạn - Nhơn Trạch, toàn dự án đã bàn giao được 2.840m/8.220m (đạt 34,5%). Trong đó, TP. Hồ Chí Minh đạt gần 91% tuyến chính và tỉnh Đồng Nai đạt 17,5%.

Còn tại Dự án Tân Vạn - Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai cho biết, phạm vi GPMB trên địa bàn có tổng chiều dài 6.300m, tổng diện tích hơn 49ha. Tổng kinh phí GPMB dự kiến 651 tỷ đồng. Đến nay, UBND huyện Nhơn Trạch hoàn thành xong công tác kiểm kê, áp giá. Tư vấn đang thực hiện phê duyệt giá, dự kiến phê duyệt phương án GPMB vào đầu quý IV/2022.

Các địa phương tập trung bàn giao sớm mặt bằng

Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, thời gian qua các địa phương có dự án đi qua đã quyết tâm chỉ đạo, phấn đấu bàn giao sớm mặt bằng. Đây là yếu tố then chốt quyết định đến tiến độ dự án, các địa phương phải tập trung hơn nữa, bàn giao mặt bằng sớm hơn cam kết.

Theo Bộ trưởng Bộ GTGT Nguyễn Văn Thể, thời gian qua các địa phương có dự án đi qua đã quyết tâm chỉ đạo, phấn đấu bàn giao sớm mặt bằng. Đây là yếu tố then chốt quyết định đến tiến độ dự án, các địa phương phải tập trung hơn nữa, bàn giao mặt bằng sớm hơn cam kết. Đối với cầu Rạch Miễu, tỉnh Bến Tre cần cố gắng tập trung bàn giao mặt bằng sạch cho dự án trong tháng 11/2022 còn tỉnh Tiền Giang có tiến độ GPMB chậm hơn, điều kiện phức tạp hơn do nhiều lý do chủ quan và khách quan nên cần phấn đấu trình Bộ GTVT phương án GPMB trong tháng 10 hoặc tháng 11/2022. Mục tiêu là cuối năm 2022, chậm nhất là đầu năm 2023, công tác GPMB phải hoàn thành.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể chỉ đạo Ban quản lý dự án Mỹ Thuận phối hợp chặt chẽ với các địa phương rà soát lại chi phí GPMB, đơn giá đền bù, tái định cư, đơn giá đất đai… tính toán phải đúng chuẩn với các khung giá, các quy định của pháp luật liên quan.

Để đảm bảo tiến độ, 2 tỉnh Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh cần đặt lộ trình từ nay đến cuối năm 2022, bàn giao 70 - 80% mặt bằng và bàn giao toàn bộ mặt bằng dự án vào quý I/2023.

Mục tiêu cuối cùng là cả dự án cầu Rạch Miễu 2 và Tân Vạn - Nhơn Trạch được bàn giao 100% mặt bằng sạch vào quý I/2023 để triển khai đồng loạt các gói thầu, hạng mục từ quý II/2023, sớm hoàn thành dự án.