thép cán nóng

Việc điều chỉnh thuế nhập khẩu ưu đãi 2 mặt hàng thép cán nóng trong nước chưa sản xất được nhằm làm giảm chi phí đầu vào cho ngành công nghiệp hỗ trợ. Ảnh minh họa

Kiến nghị giảm thuế 0%

Trước đó, Bộ Tài chính đã được kiến nghị điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng thép cán nóng trong nước chưa sản xuất được của Hiệp hội thép Việt Nam.

Cụ thể, căn cứ Hiệp hội thép đưa ra là Thông tư 04/2012/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành danh mục các loại hàng hóa trong nước đã sản xuất được để làm cơ sở cho việc áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu, trong đó có các mặt hàng thuộc mã HS 72.13: Sắt hoặc thép không hợp kim, dạng thanh và que, dạng cuộn cuốn không đều, được cán nóng, có kích thước 05,5 - 040 mm.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay có 2 loại thép thuộc nhóm này vẫn chưa được sản xuất trong nước, gồm: thép cacbon cán nóng kết cấu chất lượng tốt (thanh và cuộn) theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1766:1975 (tương đương với Tiêu chuẩn Nhật Bản JIS G 4051:2009); Thép cán nóng ứng dụng cho dập và ép nguội (thanh và cuộn) theo Tiêu chuẩn Việt Nam. Điều này cũng đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác nhận.

Hiệp hội thép đề nghị áp dụng thuế nhập khẩu 0% đối với các loại thép nêu trên để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ phát triển.

Khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ

Tại văn bản này, Bộ Tài chính cho biết, theo quy định hiện hành thì các mặt hàng sắt, thép không hợp kim ở dạng thanh, que, dạng cuộn cuốn không đều được cán nóng có mức thuế suất từ 0 - 20%.

Trong đó, chủng loại thép mà Hiệp hội kiến nghị thuộc mã hàng 7213.91.90, 7213.99.90, có khung thuế suất, cam kết WTO, thuế suất MFN và các thuế suất ưu đãi đặc biệt như sau:

Mã hàng

Mô tả hàng hóa

Khung TS

CK 2014

Thuế suất MFN 20X4

ATIGA

Asean Trung Quốc

Asean- Hàn Quốc

Asean -Nhật Bản

Việt Nam Nhật Bản

Asean- úc- Niuzilan

7213.91.90

Loại khác

0-35

15

3

0

5

7

5

3

5

7213.99.90

Loại khác

0-35

15

3

0

5

7

5

3

5

Theo số liệu nhập khẩu do Tổng cục Hải quan cung cấp thì tổng lượng nhập khẩu của cả hai mã hàng trên năm 2013 là 166.574 tấn, trị giá đạt 128 triệu USD. Còn theo Hiệp hội Thép, sản lượng tiêu thụ trong nước hai chủng loại thép theo tiêu chuẩn TCVN 1766:1975 và TCVN 8996:2011 khoảng 2.000 tấn - 2.500 tấn/tháng, tương đương lượng nhập khẩu 25.000 tấn/năm, chiếm khoảng 15% lượng thép nhập khẩu của hai mã hàng 7213.91.90 và 7213.99.90.

Bộ Tài chính cũng cho biết, Chính phủ đang khuyến khích phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ mà chủng loại thép cán nóng này là nguyên liệu để sản xuất dây thép cán nguội sử dụng trong việc sản xuất các chi tiết máy móc, linh kiện, dùng trong công nghiệp ô tô, xe máy và các chi tiết máy móc khác (lĩnh vực cơ khí), việc giảm thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu trong nước chưa sản xuất được sẽ làm giảm chi phí đầu vào cho ngành công nghiệp hỗ trợ.

Vì vậy Bộ Tài chính dự kiến giảm thuế nhập khẩu của hai chủng loại thép nêu trên từ 3% về mức 0%. Về cách thức quy định trong Biểu thuế: hai mặt hàng này sẽ được đưa vào Chương 98, do vậy không ảnh hưởng đến thuế suất các loại thép khác trong cùng dòng thuế mà trong nước đã sản xuất được (thuế suất thuế nhập khẩu các loại thép cán nóng khác thuộc mã hàng 7213.91.00 và 7213.99.90 tại chương 72 vẫn là 3%).

Hai chủng loại thép mà Hiệp hội Thép kiến nghị đã được quy định cụ thể theo TCVN 1766:1975 và TCVN 8996:2011, do vậy sẽ không phát sinh vướng mắc về thủ tục hải quan hàng nhập khẩu.

H.L