Trong đó tăng thu ngân sách nhà nước (NSNN) 3.325 tỷ đồng và 6.241.443 USD; giảm chi ngân sách 3.959 tỷ đồng, xử lý tài chính khác 2.967 tỷ đồng.

Kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách về tài chính

Ông Trần Huy Trường, Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài chính cho biết, 5 năm qua, Thanh tra Bộ Tài chính đã tiến hành 353 cuộc thanh tra, kiểm tra; trong đó triển khai nhiều đoàn thanh tra chuyên đề trên diện rộng; đã hoàn thành 100% kế hoạch được phê duyệt và đột xuất được giao.

Qua thanh tra, đã có nhiều kiến nghị chấn chỉnh, rút kinh nghiệm, kiểm điểm trách nhiệm trong quản lý, điều hành ngân sách địa phương, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp, giá... được thanh tra; việc chấp hành pháp luật về thuế, các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, cũng như việc chấp hành quy trình, nghiệp vụ của các đơn vị trong nội bộ ngành...

Phát hiện và kiến nghị xử lý về tài chính trên 10.160 tỷ đồng và 6.241.443 USD (trong đó tăng thu NSNN 3.325 tỷ đồng và 6.241.443 USD; giảm chi ngân sách 3.959 tỷ đồng, xử lý tài chính khác 2.967 tỷ đồng).

thanh tra tài chính
Cơ quan Thanh tra Tài chính đã kiến nghị thu nộp ngân sách hàng nghìn tỷ đồng sau 353 cuộc thanh tra. Ảnh minh họa.

Qua thanh tra tại một số tỉnh, thành phố thuộc Trung ương, cơ quan thanh tra đã có nhiều kiến nghị trong việc xây dựng và ban hành các loại phí có phát sinh trên địa bàn tỉnh theo quy định của Pháp lệnh Phí, lệ phí; việc ban hành hoặc sửa đổi quy chế đấu giá đất tại địa phương, quy định hướng dẫn về phương pháp xác định giá cho thuê đất đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp phù hợp với thực tế tại từng địa bàn, từng vị trí; quy định thu ứng trước tiền hạ tầng đối với các chủ đầu tư; điều chỉnh giá tính thuế tài nguyên...

Bên cạnh đó, Thanh tra Bộ cũng đề xuất Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chức năng quản lý của Bộ Tài chính.

Công tác xử lý sau thanh tra được thực hiện đúng quy định tại quy trình xử lý sau thanh tra từ khâu tiếp nhận hồ sơ, theo dõi đôn đốc, xử lý giải trình kiến nghị của đối tượng thanh tra, đến việc kiểm tra thực hiện kiến nghị thanh tra. Hàng năm, thực hiện đôn đốc các đơn vị được thanh tra bằng nhiều biện pháp và tổ chức nhiều đoàn kiểm tra việc thực hiện kiến nghị thanh tra.

Tiếp nhận và xử lý hàng nghìn đơn khiếu nại, tố cáo

Tập huấn cho khoảng 500 lượt cán bộ, công chức

Năm 2014, Thanh tra Bộ Tài chính đã tổ chức 6 đợt tập huấn, đào tạo cho gần 500 lượt cán bộ, công chức thanh tra các đơn vị thuộc Bộ Tài chính và cán bộ thanh tra của 63 Sở Tài chính các địa phương về tập huấn nghiệp vụ thanh tra tài chính các lĩnh vực; áp dụng các phần mềm sử dụng trong hoạt động thanh tra tài chính; đào tạo về kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ nữ trong cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành tài chính và tọa đàm bình đẳng giới; nghiên cứu, xây dựng sổ tay nghiệp vụ thanh tra.

Theo thống kê, 5 năm qua cơ quan Thanh tra đã tiếp nhận 3.686 đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh; đã xử lý dứt điểm không để đơn thư tồn đọng. Nghiên cứu tham mưu với lãnh đạo Bộ Tài chính xử lý dứt điểm mỗi năm từ 60 - 70 lượt đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền Bộ trưởng; tham gia ý kiến xử lý đơn với các đơn vị thuộc Bộ mỗi năm từ 70 - 80 lượt đơn… các ý kiến tham gia giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo, chế độ chính sách đều được lãnh đạo Bộ phê chuẩn và các đơn vị thuộc Bộ đồng thuận.

Cùng với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, Thanh tra Bộ Tài chính cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến đến toàn thể cán bộ công chức, viên chức trong ngành Tài chính phong chào phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; tham mưu Bộ Tài chính ban hành văn bản hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các tập đoàn, tổng công ty 91 thực hiện báo cáo về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm.

Thường xuyên đôn đốc các bộ, ngành, UBND tỉnh việc thực hiện báo cáo công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí định kỳ; tiến hành kiểm tra việc triển khai, thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại một số bộ, ngành, địa phương; đồng thời, đưa nội dung này vào trong tất cả các cuộc thanh tra, kiểm tra tài chính, ngân sách tại các địa phương, cơ quan nhà nước, các tổng công ty, tập đoàn nhà nước.

Để nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, hàng năm tổ chức tập huấn, trao đổi kinh nghiệm về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Thanh tra Bộ, nhằm nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, cải cách thủ tục hành chính cho cán bộ, công chức làm công tác thanh tra. Bên cạnh đó, tham mưu trình Bộ phê duyệt tổ chức nhiều cuộc tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo cho cán bộ, công chức trong ngành./.

Thùy Chi