Sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon sẽ buộc các ngân hàng trung ương ngừng tăng lãi suất Điều gì đã xảy ra với hệ thống ngân hàng trong 11 ngày qua? Trái phiếu AT1 là gì và vì sao 17 tỷ USD trái phiếu Credit Suisse bị xóa sổ?

Việc chấm dứt lãi suất thấp trong lịch sử được coi là tin tốt cho các ngân hàng, vốn kiếm được nhiều tiền hơn khi chênh lệch ngày càng lớn giữa số tiền họ tính cho người đi vay và số tiền họ phải trả để cấp vốn. Nhưng các cuộc khủng hoảng gần đây ở cả hai bờ Đại Tây Dương cho thấy thực tế phức tạp hơn, đi ngược lại sự tính toán thông thường.

Lãi suất tăng đang phơi bày những điểm yếu gì của hệ thống ngân hàng?
Các ngân hàng phải đối mặt với những mối nguy hiểm mới khi lãi suất tăng, người gửi tiền lựa chọn các tài sản có lợi nhuận cao hơn như tiền điện tử và các khoản vay bất động sản gây lo ngại. Ảnh: FT

Một số ngân hàng, đặc biệt là ở châu Âu, đang mắc kẹt với các khoản cho vay lớn với lãi suất cố định thấp hơn nhiều so với mức hiện tại. Những ngân hàng khác có thị phần cao hơn ở các khoản vay lãi suất thay đổi, theo đó có thể ngay lập tức tính lãi suất cao hơn đối với các khoản nợ chưa thanh toán, nhưng có nguy cơ dẫn đến làn sóng vỡ nợ từ những người đi vay không còn khả năng trả nợ.

Sau đó là vấn đề phát hành trái phiếu chính phủ, nơi mà các ngân hàng đã nắm giữ nhiều thanh khoản hơn bao giờ hết sau khi các quy định hậu khủng hoảng tài chính hạn chế khả năng chấp nhận rủi ro của họ. Trái phiếu mua một năm trước đã giảm giá trị vì lãi suất thấp hơn so với trái phiếu được bán hiện tại, điều đó là tốt trừ khi các ngân hàng buộc phải bán chúng để đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền.

Một mối quan tâm khác là hành vi không thể đoán trước của người gửi tiền khi họ tìm kiếm những nơi sinh lợi hơn để gửi tiền mặt của mình, bao gồm các quỹ thị trường tiền tệ và tiền điện tử, nếu các ngân hàng chậm tăng lãi suất tiết kiệm.

Dưới đây là tóm tắt về cách tất cả những điều này và hơn thế nữa đang diễn ra tại các chi nhánh và phòng giao dịch ngân hàng từ London đến New York.

Lỗ trên danh mục đầu tư trái phiếu

Các ngân hàng thường xuyên mua các khoản nợ rất an toàn của chính phủ như một cách để đáp ứng các yêu cầu theo quy định nhằm nắm giữ đủ số lượng tài sản có tính thanh khoản cao. Lãi suất tăng cao đã làm giảm mạnh giá trị của những trái phiếu như vậy.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết, các ngân hàng Mỹ có khoản lỗ chưa thực hiện là 620,4 tỷ USD đối với danh mục đầu tư chứng khoán của họ vào cuối năm 2022, bao gồm 340,9 tỷ USD đối với trái phiếu mà họ không có kế hoạch bán. Theo quy định của Mỹ, các ngân hàng không phải tính đến các khoản lỗ theo thị trường trong doanh thu hoặc tỷ lệ vốn của họ, vì vậy hầu hết không phòng ngừa khả năng đó.

Khi một ngân hàng thấy mình thiếu tiền mặt để đáp ứng dòng tiền gửi đi ra, như đã xảy ra với Ngân hàng Thung lũng Silicon, ngân hàng đó có thể buộc phải bán một phần danh mục đầu tư “được giữ đến ngày đáo hạn” của mình, khiến các khoản lỗ kết tinh và có khả năng khiến cả nhà đầu tư và người gửi tiền hoảng sợ.

Các quy tắc là khác nhau đối với các ngân hàng ở châu Âu, nơi vốn quy định đã phản ánh tác động của lãi suất hiện hành đối với hầu hết các trái phiếu. Tại Vương quốc Anh, nhà phân tích Jonathan Pierce của Numis cho biết, 6 ngân hàng lớn của quốc gia này có 600 tỷ bảng Anh chứng khoán nợ, trong đó hai phần ba đã được thực hiện theo giá trị hợp lý.

Ông cho biết, việc điều chỉnh danh mục đầu tư theo giá thị trường hiện tại sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ vốn của các ngân hàng chỉ 30 điểm cơ bản, một lượng nhỏ trong bối cảnh tỷ lệ vốn trung bình 15% của họ “mạnh hơn nhiều ngân hàng cơ sở”.

Các nhà phân tích cho rằng, các ngân hàng châu Âu dường như cũng đã phòng ngừa phần lớn rủi ro lãi suất. Điều đó giúp loại bỏ vấn đề tổn thất chưa thực hiện ảnh hưởng đến khả năng cho vay của ngân hàng.

Cho vay lãi suất cố định

Lãi suất tăng đặt ra một thách thức kép đối với mảng cho vay trong sổ tài sản của các ngân hàng.

Những ngân hàng có thể chuyển việc tăng lãi suất cho khách hàng thông qua các khoản cho vay theo lãi suất thả nổi sẽ có thu nhập tăng đột biến vào năm 2022. Các khoản cho vay có lãi suất cố định ít có khả năng vỡ nợ hơn nhưng chúng cũng là lực cản về lợi nhuận đối với các ngân hàng khi chi phí huy động vốn tăng lên.

Lãi suất cao hơn cũng dẫn đến nhiều vụ vỡ nợ hơn, mặc dù các khoản nợ xấu vẫn ở mức thấp ở EU, nơi chỉ có 1,5% các khoản thế chấp được phân loại là nợ xấu vào tháng 9/2022, theo dữ liệu mới nhất của Cơ quan Ngân hàng châu Âu.

Theo dữ liệu của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), các khoản vay có lãi suất thay đổi đang trở nên phổ biến hơn ở khu vực đồng euro, nhưng các khoản thế chấp cố định vẫn chiếm khoảng 3/4 trong tổng số.

Tỷ lệ thay đổi theo quốc gia - một nghiên cứu của ECB vào năm 2019 cho thấy, các sản phẩm có lãi suất cố định chỉ chiếm 4,5% các khoản thế chấp ở Bồ Đào Nha nhưng hơn 80% ở Pháp. Ở Anh, gần 85% các khoản vay thế chấp đều ở mức lãi suất cố định vào cuối năm ngoái, nhưng tỷ lệ cho các khoản vay mua nhà mới là gần 95%, dữ liệu từ Ngân hàng Trung ương Anh và Cơ quan quản lý tài chính cho thấy.

Bức tranh phức tạp hơn ở Mỹ, nơi các khoản thế chấp có lãi suất điều chỉnh chiếm chưa đến 10% tổng số khoản thế chấp, nhưng 36% trong số đó được giữ trên bảng cân đối ngân hàng, theo dữ liệu của Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang.

Bất động sản thương mại

Các khoản cho vay bất động sản thương mại đặc biệt được các ngân hàng chú trọng. Cùng với việc lãi suất tăng cao, các nhà đầu tư bất động sản đang phải đối mặt với việc định giá thấp hơn do những thay đổi liên quan đến đại dịch đối với mô hình làm việc và mua sắm.

Theo JPMorgan, chỉ hơn 2/5 các khoản vay CRE (vay tiêu dùng tín chấp) của Mỹ được nắm giữ bởi các ngân hàng. Chủ tịch FED Jerome Powell cho biết vào tuần trước, ngân hàng trung ương “biết” về sự tập trung vào cho vay CRE nhưng nhấn mạnh rằng ông không nghĩ vấn đề này có thể so sánh với các căng thẳng khác của các ngân hàng.

Việc các ngân hàng châu Âu tiếp xúc với bất động sản thương mại đã được ECB xác định là một “lỗ hổng quan trọng”. Tuy nhiên, CRE chỉ chiếm khoảng 6% trong sổ cho vay của châu Âu, theo thông tin từ nhà quản lý tài sản DWS.

Theo một nghiên cứu của Trường Kinh doanh Bayes, tỷ lệ cho vay trên giá trị hợp lý từ 50 đến 60% ở châu Âu cũng mang lại cho các ngân hàng một tấm đệm lành mạnh để hấp thụ giá cả giảm. Tuy nhiên, chi phí nợ đã tăng gấp đôi trong một năm và các nhà phân tích cho rằng, tình trạng hỗn loạn trong lĩnh vực ngân hàng sẽ làm tăng thêm thách thức tái cấp vốn.

“Các tiêu chuẩn cho vay trong tương lai sẽ chặt chẽ hơn” - Zachary Gauge, nhà phân tích bất động sản tại UBS cho biết. “Chúng tôi chưa từng chứng kiến ​​nhiều vụ mua bán bắt buộc xảy ra nhưng có những tài sản đang gặp rắc rối”.

Tài sản riêng

Một lĩnh vực khác được chú trọng là sự tiếp xúc của các ngân hàng với thế giới tín dụng tư nhân đang phát triển. Nổi bật trong danh sách theo dõi của các cơ quan quản lý là các khoản vay có đòn bẩy, mà các nhóm cổ phần tư nhân thường sử dụng để tài trợ cho các thương vụ mua lại của họ.

Lãi suất tăng đang phơi bày những điểm yếu gì của hệ thống ngân hàng?
Tại Mỹ, tổng tiền gửi ngân hàng đã giảm 3,3% kể từ khi FED bắt đầu tăng lãi suất vào năm ngoái, xu hướng tăng nhanh vào khoảng thời gian SVB và Signature Bank sụp đổ.

Các khoản vay có đòn bẩy thường kết hợp “đòn bẩy cao, giả định trả nợ mạnh, các giao ước yếu hoặc các điều khoản cho phép người vay tăng nợ, bao gồm cả việc rút tiền từ các cơ sở gia tăng”, theo đánh giá hàng năm do các cơ quan quản lý của Mỹ đưa ra vào tháng trước. Bởi vì các khoản vay như vậy thu hút lãi suất thả nổi, nên giá trị của chúng không giảm một cách máy móc khi lãi suất tăng - nhưng điều đó có thể không giúp được gì nhiều nếu các công ty sử dụng đòn bẩy quá mức phải có để đáp ứng chi phí trả nợ ngày càng tăng.

Tín dụng cho các quỹ phòng hộ đã đặt cược lớn vào lãi suất là một lĩnh vực khác mà các ngân hàng đang theo dõi cẩn thận. Tờ Financial Times đã đưa tin vào cuối tuần trước rằng, các nhà quản lý của Mỹ đã đưa ra những lo ngại về một quỹ, Rokos, quỹ này đã buộc phải cung cấp thêm tài sản thế chấp cho các ngân hàng sau khi việc đặt cược lãi suất phản tác dụng.

Tiền gửi đi ra

Khi lãi suất và lạm phát tăng lên, những người tiết kiệm kỳ vọng tiền của họ sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Điều đó không phải lúc nào cũng xảy ra tại các ngân hàng, điều này có thể khiến khách hàng rút tiền của họ ở nơi khác.

Tại Mỹ, tổng tiền gửi ngân hàng đã giảm 3,3% kể từ khi FED bắt đầu tăng lãi suất vào năm ngoái, do người tiết kiệm tìm kiếm các giải pháp thay thế có lãi suất cao hơn so với mức lãi suất 1% mà nhiều ngân hàng Mỹ đưa ra, chẳng hạn như mức 4% mà họ có thể nhận được từ các quỹ thị trường tiền tệ.

Xu hướng tăng nhanh vào khoảng thời gian SVB và Signature Bank sụp đổ. Tiền gửi tại các ngân hàng Mỹ giảm nhiều nhất trong gần một năm chỉ trong 7 ngày tính đến ngày 15/3.

Dữ liệu của FED cho thấy dòng tiền gửi ra - tổng cộng lên tới 98,4 tỷ USD hay 0,6% tổng số - đến từ các ngân hàng nhỏ, trong khi tiền gửi tại các đối thủ lớn hơn tăng lên. Kathy Bostjancic, nhà kinh tế trưởng tại Nationwide, cho biết: “Chúng ta có thể thấy một cuộc khủng hoảng tín dụng nghiêm trọng vì các ngân hàng sẽ cần hạn chế cho vay do lượng tiền gửi lớn bay đi”.

Tại khu vực đồng euro, người gửi tiền đã rút 214 tỷ Euro trong 5 tháng qua, tương đương 1,5% tổng số tiền gửi, theo dữ liệu do ECB công bố trong tuần này. Sự sụt giảm tăng tốc vào tháng Hai, tháng gần nhất có dữ liệu, khi những người gửi tiền cắt giảm 71,4 tỷ Euro nắm giữ của họ, mức giảm hàng tháng lớn nhất kể từ khi hồ sơ bắt đầu vào năm 1997.

Luca Bertalot, Tổng thư ký của Liên đoàn thế chấp châu Âu cho biết, các ngân hàng châu Âu đã có thể thay thế một số khoản huy động tiền gửi bằng cách phát hành trái phiếu có bảo đảm, được đảm bảo bằng một loạt các khoản vay mua nhà.

Chi phí tài trợ tăng

Trong khi các nguồn tài trợ khác có sẵn, chúng trở nên đắt đỏ hơn khi lãi suất tăng do các nhà đầu tư yêu cầu lợi suất cao hơn. Quyết định gần đây của cơ quan quản lý Thụy Sĩ FINMA về việc xóa sạch 17 tỷ USD trái phiếu cấp 1 bổ sung (AT1) như một phần của việc UBS tiếp quản Credit Suisse.

Trung bình, các ngân hàng châu Âu nắm giữ mức rủi ro AT1 tương đương với 2,2% tài sản có rủi ro của họ, mặc dù tỷ lệ này cao hơn rõ rệt ở một số ngân hàng như Julius Baer với 7,2% và Barclays là 3,9%.

“Đối với các ngân hàng hạng hai của Thụy Sĩ - không phải UBS mà là những ngân hàng như Julius Baer hay Vontobel - có một nỗi sợ hãi về việc liệu thị trường có mở cửa cho AT1 hay không và ngay cả khi có, ở mức giá nào?” - một cố vấn ngân hàng cho biết./.