Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi): Giảm bớt chỉ định thầu, luật hóa “trường hợp đặc biệt” Mở rộng phạm vi áp dụng Luật Đấu thầu Mở rộng chỉ định thầu đi ngược mục tiêu tăng tính cạnh tranh, minh bạch Luật Đấu thầu (sửa đổi): Chưa thể tháo gỡ “điểm nghẽn” đấu thầu thuốc, vật tư y tế

Dự án dùng vốn tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập phải áp dụng Luật Đấu thầu

Thảo luận tại phiên họp sáng 15/3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đồng tình với việc coi phần nguồn thu tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập là vốn nhà nước thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu (sửa đổi). Quy định này cũng phù hợp với Luật Đầu tư công hiện nay.

Về rà soát, thu hẹp các trường hợp chỉ định thầu tại Điều 23, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật cơ bản nhất trí với phương án đã được tiếp thu, chỉnh lý. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng đề nghị cân nhắc, bổ sung thêm nguyên tắc cho những trường hợp các dự án quan trọng quốc gia có những yếu tố đặc thù cần phải có quy định chỉ định thầu khác Luật.

Làm rõ đối tượng doanh nghiệp áp dụng Luật Đấu thầu
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp

Liên quan đến Luật Đất đai, dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) lần này đã quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục trong việc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có quyền sử dụng đất. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, nhiều ý kiến trong Ủy ban Kinh tế cho rằng cần lưu ý thu hẹp trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất, mở rộng các trường hợp đấu thầu dự án có quyền sử dụng đất để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Liên quan đến an ninh, quốc phòng, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới góp ý lĩnh vực vực quốc phòng an ninh có nhiều vấn đề liên quan đến đấu thầu. Tuy nhiên, Điều 3 của Dự thảo Luật quy định áp dụng Luật Đấu thầu với các luật có liên quan chưa có nội dung này. Do đó, Chủ nhiệm Lê Tấn Tới đề nghị bổ sung nội dung liên quan đến lĩnh vực quốc phòng, an ninh thì áp dụng các luật quy định về quốc phòng, an ninh.

Bày tỏ tán thành nhiều nội dung báo cáo và thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng cho ý kiến về một số nội dung lớn. Trong đó, về phạm vi đối tượng áp dụng, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ Luật áp dụng đối với việc sử dụng vốn nhà nước trong đầu tư, dù các doanh nghiệp có dưới 50% vốn nhà nước hay kể cả doanh nghiệp không có vốn nhà nước vẫn phải áp dụng. Bởi việc sử dụng vốn nhà nước và vốn nhà nước tại doanh nghiệp là 2 khái niệm khác nhau. "Kể cả doanh nghiệp không có đồng vốn nhà nước nào, nhưng sử dụng vốn nhà nước để đầu tư, do Nhà nước giao nhiệm vụ đầu tư thì phải đấu thầu" - Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Làm rõ đối tượng doanh nghiệp áp dụng Luật Đấu thầu

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh

Quy định rõ các trường hợp đàm phán, đấu thầu trong lĩnh vực y tế

Trong lĩnh vực y tế, Chủ tịch Quốc hội lưu ý cần nghiên cứu kỹ thêm một số nội dung về đấu thầu trong lĩnh vực y tế để vận hành tốt hơn khi luật có hiệu lực. Chẳng hạn, với biệt dược thì trường hợp nào đàm phán, trường hợp nào đấu thầu là phải quy định rõ, hoặc giao Chính phủ quy định chứ không phải mọi trường hợp đều đàm phán.

Về trường hợp mua sắm vaccine Covid-19 vừa qua, Chủ tịch Quốc hội cho biết đây là trường hợp rất khác bởi đây chưa từng có tiền lệ, hoàn toàn khác với những điều kiện thông thường, chưa có trong Luật Đấu thầu. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị nghiên cứu thêm thể chế cho trường hợp đặc biệt này, quy định rõ để sau này Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vận hành được mà không phải ban hành nghị quyết.

Đối với việc lựa chọn nhà đầu tư và nhà thầu trong trường hợp đặc biệt tại Điều 31, Điều 32, Chủ tịch Quốc hội đề nghị nghiên cứu quy định theo hướng các trường hợp “đặc biệt” và “đặc thù”, thật cần thiết thì quy định vào trường hợp chỉ định thầu. Chủ tịch Quốc hội phân tích, việc chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc thù, đặc biệt cũng là chỉ định thầu, nên ghi thẳng vào trong Luật, tiến tới là bỏ các quy định về trường hợp đặc biệt để đảm bảo minh bạch.

Trong trường hợp cần thiết vẫn còn cần duy trì trường hợp đặc biệt, đề nghị theo chủ trương phân cấp, phân quyền và một việc giao một người chịu trách nhiệm. “Không có chuyện một anh thì chấp thuận chủ trương, một anh ngồi chỉ định thầu” - Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư mà dự án có sử dụng đất quy định tại Điều 47, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ tán thành với quan điểm của UBTCNS và cho biết, đây là nội dung liên quan đến Luật Đất đai vẫn đang còn rất phức tạp. Chủ tịch Quốc hội làm rõ, khái niệm đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, đối với trường hợp chưa có đất sạch thực chất có cả mua cả bán, nếu cả mua cả bán gộp vào trong một hành động thì sẽ rất khó khăn. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Luật này quy định trình tự, thủ tục, còn việc có đấu thầu hay không thì để Luật Đất đai quy định, trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai sẽ xem xét tiếp nội dung này.

Làm rõ đối tượng doanh nghiệp áp dụng Luật Đấu thầu

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Phát biểu giải trình thêm tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, riêng về lĩnh vực y tế có rất nhiều vấn đề bất cập, nhưng "nói đi phải nói lại” là do quá trình thực hiện không tốt. Những vướng mắc chủ yếu nằm ở nghị định, thông tư là chính, mà ở đây là thông tư của Bộ Y tế. Vừa qua, việc giải quyết những vướng mắc về đấu thầu mua sắm trong lĩnh vực y tế rất phức tạp.

Trong lần sửa đổi này, sẽ luật hoá nhiều quy định về đấu thầu ở lĩnh vực này. “Vừa qua Ban soạn thảo đã tổ chức rất nhiều hội thảo với các đơn vị trong lĩnh vực y tế để lắng nghe ý kiến, Ban soạn thảo sẽ tiếp tục rà soát để tất cả các mắc mớ sẽ giải quyết hết ở lần sửa luật này” - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định.

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị cơ quan thẩm tra, cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu tiếp thu, giải trình đầy đủ các ý kiến của UBTVQH để hoàn thiện dự thảo Luật, chuẩn bị hồ sơ xin ý kiến Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách tới đây. Các Đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức, cơ quan tập hợp đầy đủ ý kiến tham gia để tiếp tục hoàn thiện dự án luật trình Quốc hội xem xét thông qua./.