Đề xuất cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài được chuyển nhượng quyền sử dụng đất Luật Đất đai (sửa đổi): Nhiều chính sách quan trọng chưa có phương án tối ưu Đề xuất Nhà nước đứng ra thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội

Chỉnh sửa quy định nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng đầu tư

Tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), liên quan đến quy định về quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, một số ý kiến đề nghị chỉnh sửa quy định theo hướng đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam thì có đầy đủ các quyền liên quan đến đất đai (không chỉ riêng quyền đối với đất ở) như công dân Việt Nam ở trong nước (cá nhân trong nước); giữ chính sách như pháp luật hiện hành đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài (không có quốc tịch Việt Nam).

Luật Đất đai (sửa đổi): Nới quy định để thu hút kiều hối
Đây là kỳ họp thứ ba, Quốc hội cho ý kiến vào Luật Đất đai (sửa đổi).

Trên cơ sở các ý kiến này và ý kiến của Chính phủ, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã thiết kế 2 phương án.

Phương án 1: Tiếp thu các ý kiến, chỉnh sửa quy định nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng đầu tư và thu hút kiều hối từ công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài. Theo hướng này, cần rà soát quy định có liên quan đến quyền sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại các luật khác như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, quy trình, thủ tục xác nhận công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài…

Phương án 2: Giữ như quy định của pháp luật hiện hành, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quốc tịch Việt Nam có các quyền sử dụng đất như người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có quốc tịch Việt Nam (người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài).

Đa số ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với Phương án 1 và xin ý kiến Quốc hội về nội dung này.

Do Nghị quyết số 18-NQ/TW không đề cập nội dung về quyền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận chuyển quyền sử dụng đất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã báo cáo, xin ý kiến cấp có thẩm quyền về nội dung này.

Thận trọng đánh giá kỹ tác động tránh tranh chấp, lãng phí nguồn lực

Cho ý kiến tại phiên thảo luận của Quốc hội, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Xuân (Đắk Lắk) đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan thẩm tra làm rõ quyền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quốc tịch và không có quốc tịch.

Đại biểu Nguyễn Thị Xuân đồng tình với quan điểm của đại biểu Trần Thị Vân (Bắc Ninh) khi cho rằng, quy định như dự thảo sẽ đáp ứng tốt hơn nguyện vọng của kiều bào.

Luật Đất đai (sửa đổi): Nới quy định để thu hút kiều hối
Qua thống kê cho thấy có hàng triệu Việt kiều muốn mua nhà tại Việt Nam.

Đồng thời thu hút kiều bào ủng hộ đầu tư về quê hương, góp phần khơi thông nguồn lực cho phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, nếu quy định như dự thảo luật, đại biểu băn khoăn, bởi theo quy định tại khoản 4 Điều 3 của Luật Quốc tịch, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm: người có quốc tịch Việt Nam và người Việt Nam không có quốc tịch Việt Nam đang cư trú sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Như vậy, quy định như trên vẫn có 2 đối tượng về người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đại biểu Nguyễn Thị Xuân cho rằng, nếu chúng ta quy định chung chung về quyền và nghĩa vụ đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo Phương án 1 tại Điều 44 trong dự thảo luật là chưa thật sự đầy đủ và cũng chưa thật sự tạo sự công bằng.

Vì vậy, dự thảo luật cần phân định rõ và cần làm rõ quyền của người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài có quốc tịch và người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài không còn quốc tịch Việt Nam để đảm bảo quyền lợi cho công dân Việt Nam.

Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Thị Xuân cũng cho rằng, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, thường không sinh sống, làm việc ở trong nước và có thể dẫn đến tình trạng trường hợp có tranh chấp về đất đai. Việc sử dụng đất không thường xuyên sẽ gây lãng phí về nguồn lực.

Hơn nữa, trong trường hợp phát sinh tranh chấp về đất đai, việc sử dụng đất không thường xuyên cũng sẽ dẫn đến quá trình giải quyết tranh chấp kéo dài. Do đó, đại biểu đề nghị cơ quan thẩm tra và Chính phủ cần có cái đánh giá tác động đầy đủ, cụ thể về nội dung này.

Tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã quy định về quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Tại Báo cáo số 277/BC-CP ngày 29/5/2023 của Chính phủ tiếp thu, giải trình ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã báo cáo việc bổ sung phạm vi người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận quyền sử dụng đất ở là phải “trong dự án phát triển nhà ở” và chỉnh lý tại dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 (điểm g khoản 1 Điều 29); tuy nhiên, chưa có nội dung giải trình cụ thể về việc bổ sung lại quy định này.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, đây là nội dung chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta, cần nghiên cứu kỹ lưỡng. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật bao gồm người có quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài, không còn quốc tịch Việt Nam.

Pháp luật Việt Nam đã có quy định mang tính nguyên tắc về “Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước”./.

Dự án Luật chỉ được thông qua khi đáp ứng yêu cầu thực tiễn và khả thi

Dự thảo Luật đất đai sửa đổi mới nhất gồm 16 chương, 265 điều, dự kiến được thông qua tại Kỳ họp thứ 6. Tuy nhiên, nhiều chính sách quan trọng chưa thiết kế được phương án tối ưu.

Trên cơ sở tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 6 về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ báo cáo, xin ý kiến Quốc hội về phương án xem xét, thông qua dự án luật này trên tinh thần bảo đảm chất lượng dự án luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và khả thi.