Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 trong cuộc diễu hành kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến thứ hai vào ngày 2/9/2015. Ảnh nguồn: Reuters.
Chi tiêu quốc phòng đã được duy trì như là một phần của kế hoạch của Tổng thống Vladimir Putin nhằm khôi phục lại sức mạnh quân sự của Nga. Một quyết định cắt giảm đã cho thấy ngay cả lực lượng vũ trang cũng không miễn nhiễm với nền kinh tế Nga đang khó khăn, do ảnh hưởng tiêu cực của giá dầu giảm và các biện pháp trừng phạt của phương Tây.
Việc cắt giảm 5%, nếu được chấp thuận bởi ông Putin, thì sẽ là khoản giảm lớn nhất trong chi tiêu quốc phòng kể từ khi ông nhậm chức vào năm 2000.
Năm 2011, ông Putin đã công bố kế hoạch khôi phục sức mạnh quân đội Nga và các trang thiết bị cũ kỹ, dự kiến chi tiêu 23 nghìn tỷ Rúp đến năm 2020. Can thiệp quân sự ở Ukraine và Syria hiện nay đã khiến củng cố quân đội trở thành một ưu tiên hàng đầu của điện Kremlin.
Mặt khác, cắt giảm ngân sách quốc phòng lại là chiến thắng của Bộ Tài chính, trong khi Bộ này đã cho biết Nga không còn có khả năng chi trả hàng chục tỷ USD cho các lực lượng vũ trang và kêu gọi cắt giảm chi tiêu 10% trong tất cả các bộ.
Nền kinh tế Nga đã tăng trưởng âm 3,7% trong năm ngoái và dự kiến sẽ giảm thêm 1% trong năm nay./.
Ngọc Trang (theo Reuters)