Chú thích ảnh
Người dân từ TP. Hồ Chí Minh về các địa phương.
Trong số các ca nhiễm mới có 7 ca nhập cảnh và 4.356 ca ghi nhận trong nước (giảm 4 ca so với ngày trước đó) tại 40 tỉnh, thành phố (có 2.223 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh gồm: TP. Hồ Chí Minh (1.960 ca), Bình Dương (852 ca), Đồng Nai (534 ca), An Giang (180 ca), Kiên Giang (79 ca), Long An (74 ca), Tiền Giang (72 ca), Bình Thuận (60 ca), Đắk Lắk (58 ca), Trà Vinh (52 ca), Khánh Hòa (47 ca), Đồng Tháp (47 ca), Cần Thơ (44 ca), Tây Ninh (41 ca), Bạc Liêu (32 ca), Hà Nam (25 ca), Cà Mau (22 ca), Bến Tre (21 ca), Vĩnh Long (20 ca), Gia Lai (20 ca), Bình Định (18 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (17 ca), Ninh Thuận (14 ca), Hà Nội (9 ca), Quảng Nam (8 ca), Đắk Nông (7 ca), Quảng Ngãi (7 ca), Quảng Bình (7 ca), Bình Phước (5 ca), Thừa Thiên Huế (5 ca), Nghệ An (5 ca), Kon Tum (4 ca), Thanh Hóa (2 ca), Nam Định (2 ca), Lạng Sơn (1 ca), Sơn La (1 ca), Ninh Bình (1 ca), Hà Tĩnh (1 ca), Phú Yên (1 ca), Đà Nẵng (1 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là: Bình Dương (giảm 255 ca), Đồng Nai (giảm 119 ca), Bình Thuận (giảm 89 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là: TP. Hồ Chí Minh (469 ca), Đắk Lắk (50 ca), Trà Vinh (42 ca).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 5.689 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 822.687 ca nhiễm, đứng thứ 43/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.357 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay); số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 818.091 ca, trong đó có 751.907 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 11/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Phòng, Thái Bình, Lào Cai.

Có 7 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Ninh Bình, Bắc Ninh, Lạng Sơn.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là: TP. Hồ Chí Minh (403.454 ca), Bình Dương (218.812 ca), Đồng Nai (52.551 ca), Long An (33.015 ca), Tiền Giang (14.303 ca).

Trong ngày 6/10, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là 10.033 ca.

Tổng số ca được điều trị khỏi là 757.086.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.743 ca.

Trong ngày 6/9, cả nước ghi nhận 119 ca tử vong tại: TP. Hồ Chí Minh (88 ca), Bình Dương (16 ca), Tiền Giang (2 ca), Long An (2 ca), Đồng Nai (2 ca), Đồng Tháp (2 ca), Tây Ninh (2 ca), An Giang (2 ca), Bình Định (1 ca), Cần Thơ (1 ca), Kiên Giang (1 ca).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 136 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 20.098 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.

So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 135/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 30/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong ngày 5/10, cả nước có 1.148.557 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 48.155.037 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 35.933.360 liều, tiêm mũi 2 là 12.221.677 liều.

Bộ Y tế vừa ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19” thay thế “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng virus Corona mới (SARS-CoV-2)” ban hành kèm theo Quyết định số 3416/QĐ-BYT ngày 14/7/2021 (Quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày 6/10/2021).

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương áp dụng biện pháp phòng, chống dịch đối với người từ TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Trong đó nêu rõ người đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi COVID-19 tự theo dõi sức khoẻ tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày, lấy mẫu xét nghiệm ngày đầu (Công văn số 8399/BYT-MT ngày 06/10/2021).

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản khẩn gửi các cơ sở y tế gồm bệnh viện công lập, ngoài công lập; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh; trung tâm y tế quận, huyện, TP. Thủ Đức; phòng y tế quận, huyện, TP. Thủ Đức về việc xét nghiệm kháng thể COVID-19. Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đề nghị các cơ sở y tế không sử dụng xét nghiệm kháng thể COVID-19 sai mục đích, không cần thiết, gây tốn kém và có thể gây tâm lý chủ quan trong thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.