Mức dư nợ tối đa tăng theo quy mô thu ngân sách địa phương Đề xuất nâng mức dư nợ cho Đà Nẵng lên 60% Dư nợ vay của địa phương phụ thuộc vào khả năng cân đối tài chính

Cử tri tỉnh Bắc Kạn đề nghị Bộ Tài chính tham mưu Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi quy định trên theo hướng tăng hạn mức dư nợ từ 20% lên 50% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp đối với các địa phương có số thu cân đối ngân sách trên địa bàn thấp, nhằm tạo đà phát triển cho các địa phương.

Theo Bộ Tài chính, tại khoản 6, Điều 7 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 quy định về mức dư nợ vay của ngân sách địa phương như sau:

Sẽ nghiên cứu hạn mức dư nợ địa phương khi sửa Luật Ngân sách nhà nước
Tăng mức dư nợ vay sẽ giúp địa phương có thêm nguồn cho đầu tư phát triển. Ảnh: TL.

Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của ngân sách địa phương, không vượt quá 30% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp.

Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp nhỏ hơn, hoặc bằng chi thường xuyên của ngân sách địa phương, không vượt quá 20% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp.

Việc quy định mức dư nợ vay của ngân sách địa phương căn cứ chủ yếu vào khả năng cân đối nguồn lực tài chính của từng nhóm địa phương để đảm bảo khả năng trả nợ các khoản vay của các địa phương; đồng thời góp phần kiểm soát mức dư nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn cho phép, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và an toàn, bền vững nợ công.

Đối với các địa phương khó khăn, nguồn thu thấp, chi ngân sách chủ yếu từ nguồn cân đối từ ngân sách trung ương (như tỉnh Bắc Kạn thu ngân sách địa phương năm 2022 mới đảm bảo được 15% chi cân đối ngân sách địa phương) nên theo quy định, mức dư nợ vay của ngân sách địa phương không vượt quá 20% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp.

Vì vậy, trước mắt đề nghị tỉnh thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Đồng thời, Bộ Tài chính ghi nhận kiến nghị của cử tri và sẽ nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước cho phù hợp tình hình thực tế./.