Đề xuất gia hạn giải ngân 3 chương trình mục tiêu quốc gia đến hết 2024 Sớm xây dựng cơ chế đặc thù gỡ vướng cho các chương trình mục tiêu quốc gia Trình Quốc hội 8 cơ chế đặc thù gỡ khó cho các chương trình mục tiêu quốc gia

Nghị quyết này quy định 8 nhóm chính sách, cơ chế đặc thù trong thực hiện các CTMTQG, gồm CTMTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

Thí điểm cho cấp huyện thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Ngày 18/1/2024, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết

Trong đó, về phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương (NSTW) hằng năm, Quốc hội quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên NSTW hằng năm cho từng địa phương theo tổng mức kinh phí của từng CTMTQG. Thủ tướng Chính phủ giao dự toán chi thường xuyên NSTW hằng năm cho từng địa phương theo tổng kinh phí chi thường xuyên của từng CTMTQG.

HĐND cấp tỉnh quyết định phân bổ hoặc phân cấp cho HĐND cấp huyện quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên NSTW hằng năm của từng CTMTQG chi tiết đến dự án thành phần.

Về điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước (NSNN), điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn NSNN hằng năm, HĐND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh dự toán NSNN năm 2024 (chi thường xuyên) và dự toán NSNN chưa giải ngân hết trong năm 2023 (bao gồm chi đầu tư, chi thường xuyên) của các CTMTQG đã được chuyển sang năm 2024 theo quy định của Nghị quyết số 104/2023/QH15 và Nghị quyết số 108/2023/QH15.

Theo thẩm quyền được phân cấp, UBND cấp tỉnh, cấp huyện quyết định việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn NSNN của các CTMTQG chưa giải ngân hết trong năm 2023 đã được chuyển sang năm 2024 theo quy định của Nghị quyết số 104/2023/QH15 và Nghị quyết số 108/2023/QH15.

Ở nhóm chính sách thứ 3, UBND cấp tỉnh được quyết định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án trong hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc nội dung các CTMTQG trong trường hợp HĐND cấp tỉnh chưa ban hành quy định về các nội dung này.

Nhóm chính sách thứ 4 là về sử dụng NSNN trong trường hợp giao chủ dự án tự thực hiện việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ để thực hiện dự án phát triển sản xuất. Theo đó, chủ dự án quyết định mua sắm hàng hóa, dịch vụ trong nội dung của dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Căn cứ quyết định phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, cơ quan quản lý dự án thanh toán tiền hỗ trợ từ NSNN cho chủ dự án thực hiện việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ theo các quy định cụ thể tại Nghị quyết.

Đối với quản lý, sử dụng tài sản hình thành trong dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, Nghị quyết quy định tài sản hình thành từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất không áp dụng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công trong trường hợp sau đây: Tài sản có giá trị dưới 500 triệu đồng được hỗ trợ toàn bộ vốn hoặc một phần vốn từ NSNN; Tài sản hỗ trợ cho cộng đồng người dân tham gia thực hiện dự án; Tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên được hỗ trợ vốn từ NSNN không quá 20% giá trị tài sản.

Thí điểm cho cấp huyện thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết

Về ủy thác vốn của ngân sách địa phương qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội, Nghị quyết quy định căn cứ khả năng cân đối ngân sách của địa phương, HĐND cấp tỉnh, cấp huyện được quyết định việc bố trí vốn ngân sách của địa phương bao gồm vốn đầu tư công, vốn đầu tư phát triển khác, kinh phí thường xuyên, giao UBND cùng cấp ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội tại địa phương để hỗ trợ thực hiện một số hoạt động sau đây của các chương trình mục tiêu quốc gia: phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, ổn định sinh kế, hỗ trợ cải thiện nhà ở; phát triển các sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm; duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống; phát triển du lịch nông thôn;

Nhóm chính sách thứ 7 là cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các CTMTQG giai đoạn 2024 – 2025. Theo đó, HĐND cấp tỉnh được quyết định lựa chọn không quá 2 huyện thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp. UBND cấp tỉnh quyết định giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng CTMTQG cho huyện được lựa chọn thí điểm;

HĐND cấp huyện được quyết định điều chỉnh phương án phân bổ vốn đầu tư công, kinh phí thường xuyên giữa các CTMTQG trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch đầu tư vốn hằng năm, dự toán NSNN hằng năm đã được cấp có thẩm quyền giao; cơ cấu nguồn vốn NSNN giữa chi đầu tư, chi thường xuyên của các dự án thành phần không còn đối tượng hỗ trợ để tập trung vốn thực hiện các dự án thành phần khác thuộc các CTMTQG giai đoạn 2021 – 2025.

Nhóm chính sách thứ 8 là về giao kế hoạch đầu tư công trung hạn, đầu tư vốn hằng năm đối với dự án đầu tư xây dựng có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp.

Theo đó, căn cứ danh mục dự án dự kiến đã báo cáo HĐND cấp huyện, UBND cùng cấp giao kế hoạch đầu tư công trung hạn thực hiện các dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp theo tổng vốn thực hiện các dự án; không bắt buộc giao danh mục dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn;

Việc phân bổ, giao kế hoạch đầu tư vốn hằng năm thực hiện các dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp chi tiết đến từng dự án được thực hiện theo nguyên tắc tổng vốn hỗ trợ từ NSNN lũy kế đến thời điểm giao vốn nhưng không được vượt quá tổng mức vốn thực hiện các dự án này trong kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày được Quốc hội thông qua cho đến khi Quốc hội có quy định khác.