Thủ tướng: Nâng mức hỗ trợ, tạo phong trào, ngày hội xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Cần đổi mới và tăng cường cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí

Trong bài phát biểu trước khi trả lời chất vấn, Thủ tướng Chính phủ đã cập nhật tình hình kinh tế - xã hội 10 tháng năm 2024 với khẳng định kết quả đạt được tốt hơn so với cùng kỳ năm 2023 trên hầu hết các lĩnh vực.

Từ nay đến cuối năm, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả để giữ đà, giữ nhịp, phấn đấu tăng trưởng GDP quý IV đạt trên 7,5%, cả năm đạt trên 7%, qua đó đảm bảo đạt và vượt toàn bộ 15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của năm 2024, tạo lực, tạo đà, làm tiền đề, cơ sở để đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình để trở thành quốc gia giàu mạnh và thịnh vượng.

Thủ tướng: Thể chế phải vừa phục vụ quản lý vừa mở ra không gian sáng tạo
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên chất vấn chiều 12/11.

Ưu đãi thu hút "đại bàng" công nghệ

Đề cập một số nội dung cụ thể, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tới việc thúc đẩy chuyển đổi số. Theo Thủ tướng, chuyển đổi số là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu cho phát triển nhanh, xanh, bền vững. Dù vậy, nhiệm vụ này đang đặt ra nhiều khó khăn, thách thức.

Một số vị đại biểu Quốc hội đã nêu, đây là lĩnh vực mới nên các quy định pháp luật, cơ chế, chính sách về chuyển đổi số còn chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời. Cải cách hành chính còn chậm; thủ tục còn rườm rà, ách tắc; chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến chưa chuyển biến rõ nét.

Theo Thủ tướng, đến nay vẫn chưa khắc phục được tình trạng “manh mún, cát cứ thông tin, co cụm dữ liệu”. Dù chỉ số an toàn, an ninh mạng năm 2024 của Việt Nam tăng 8 bậc, xếp hạng 17/194, nhưng theo Thủ tướng, an toàn thông tin, an ninh mạng còn tiềm ẩn nhiều phức tạp, rủi ro.

Thời gian tới, với phương châm “tăng tốc, bứt phá”, Chính phủ, Thủ tướng sẽ tập trung hoàn thiện hành lang pháp lý số; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đề cao trách nhiệm người đứng đầu; xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, ưu tiên để hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp, người dân chuyển đổi số.

Thủ tướng: Thể chế phải vừa phục vụ quản lý vừa mở ra không gian sáng tạo
Toàn cảnh phiên chất vấn.

Cũng theo Thủ tướng, Chính phủ hướng tới xây dựng trung tâm công nghiệp kỹ thuật số, dữ liệu lớn, ứng phó khẩn cấp sự cố an ninh mạng; phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành; đẩy mạnh triển khai Đề án 06 ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương.

Đặc biệt, Thủ tướng cho biết sẽ xây dựng chính sách ưu đãi, kể cả ưu đãi tài chính để thu hút mạnh mẽ đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ lớn.

Về phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo gắn với đào tạo nhân lực chất lượng cao, Thủ tướng thẳng thắn cho rằng nội dung này chưa đạt mục tiêu đề ra.

Theo người đứng đầu Chính phủ, thể chế, cơ chế, chính sách chưa có đột phá; đầu tư cho khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực chất lượng cao chưa thực sự hiệu quả; sự gắn kết giữa các chủ thể, nhất là Nhà nước, viện nghiên cứu, trường đại học, nhà khoa học và doanh nghiệp chưa chặt chẽ.

Dù vậy, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng chúng ta cũng có những cơ hội thuận lợi của “người đi sau”; có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, năng động, sáng tạo.

Mục tiêu Thủ tướng nhấn mạnh là bảo đảm tối thiểu 20% tổng chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục và đào tạo; có chính sách đột phá trong tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ nhân tài ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là các ngành động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức...

Tới đây, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển hạ tầng khoa học công nghệ chấp nhận rủi ro và kiên trì trong hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo…

Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là hợp tác công - tư cho đào tạo nhân lực chất lượng cao; sớm hoàn thành đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Phải đột phá từ thể chế

Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội liên quan đến các vấn đề này, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn là các xu thế mới, trong quá trình triển khai có nhiều khó khăn vì chưa có kinh nghiệm, thể chế pháp luật chưa hoàn chỉnh, chưa kịp cập nhật.

Thủ tướng: Thể chế phải vừa phục vụ quản lý vừa mở ra không gian sáng tạo
Đại biểu Quốc hội tham dự phiên họp chiều 12/11.

Vì thế, trước mắt lãnh đạo Chính phủ nhấn mạnh cần hoàn thiện thể chế, coi đó là mục tiêu, động lực và nguồn lực cho sự phát triển. Muốn đột phá phải đột phá từ thể chế. Quan điểm xây dựng thể chế là quy định rõ, cụ thể những gì được làm, những gì có thể linh hoạt và mở ra không gian phát triển để giúp người dân, doanh nghiệp yên tâm khi làm.

Liên quan thể chế quản lý không gian mạng, Thủ tướng Chính phủ nhận định “không gian thực thế nào thì không gian ảo như vậy, quản lý đời thực thế nào phải quản lý không gian mạng như thế”.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn lại chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm là phải "bỏ tư duy không quản được thì cấm" để xây dựng thể chế phải vừa phục vụ quản lý vừa mở ra không gian sáng tạo, để khuyến khích các chủ thể. Đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để tiến lên” - Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.