Kiểm toán Nhà nước kiến nghị tăng thu về ngân sách hơn 30 nghìn tỷ đồng Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Tiếp tục nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập

Với lối nói chậm rãi, khiêm tốn, đi thẳng vào vấn đề, Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) Ngô Văn Tuấn đã trả lời và kết thúc phần trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội ngay trong sáng 5/6.

“Phương châm thận trọng, phải chín, phải rõ mới chuyển”

Đối với lĩnh vực KTNN, các đại biểu (ĐB) Quốc hội tập trung chất vấn đối với 3 nhóm vấn đề liên quan, gồm: Trách nhiệm và giải pháp khắc phục tình trạng các doanh nghiệp, dự án được kiểm toán nhưng vẫn xảy ra sai phạm; việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của KTNN và công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động KTNN; giải pháp khắc phục tình trạng chồng chéo trong công tác thanh tra, kiểm toán.

Tổng Kiểm toán Nhà nước lý giải vì sao có kiến nghị kiểm toán không thực hiện được?
Tổng KTNN Ngô Văn Tuấn: Trong năm qua, đã thực hiện kiểm toán và phát hành 1.345 báo cáo tài chính.

ĐB Nguyễn Thị Yến Nhi (Bến Tre) cho biết, theo báo cáo được KTNN đưa ra, cơ quan kiểm toán mới chỉ phát hiện ở việc phòng ngừa, số vụ việc chuyển cơ quan điều tra còn hạn chế. ĐB đề nghị Tổng KTNN cho biết các nguyên nhân của thực trạng này do đâu và giải pháp sắp tới để đẩy mạnh vấn đề trên để thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng.

Theo Tổng KTNN Ngô Văn Tuấn, trong năm qua, đã thực hiện kiểm toán và phát hành 1.345 báo cáo tài chính, trong đó có 19 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật đã được chuyển cơ quan cảnh sát điều tra các cấp xem xét, xử lý.

Cũng trong thời gian này, KTNN đã cung cấp 1.609 hồ sơ, báo cáo tài liệu cho các cơ quan thanh tra, kiểm tra. Do đó, Tổng KTNN khẳng định, không có nghĩa không chuyển thì không có tác dụng, mà đây là tài liệu đầu vào giúp cơ quan chức năng đẩy nhanh điều tra, truy tố, xét xử đối tượng tham nhũng tiêu cực.

Theo ông Ngô Văn Tuấn, phương châm thận trọng, phải chín, phải rõ mới chuyển. Nhiệm vụ được coi trọng là phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng điều tra, đưa ra ánh sáng hành vi tham nhũng tiêu cực; đồng thời khẳng định, thời gian tới sẽ cung cấp tài liệu đầy đủ, kịp thời hơn, nâng cao chất lượng kiểm toán.

ĐB Nguyễn Danh Tú (Kiên Giang) cho rằng, đến nay, số lượng kết luận, kiến nghị kiểm toán chưa thực hiện còn lớn, do đó ĐB đề nghị Tổng KTNN cho biết, việc xem xét trách nhiệm với những kết luận kiểm toán chưa đúng quy định và giải pháp với những kiến nghị kiểm toán chưa thực hiện được có phải là do chính trách nhiệm của kiểm toán?

Trả lời chất vấn ĐB, Tổng KTNN Ngô Văn Tuấn cho biết, có một số nguyên nhân, trong đó, nguyên nhân thứ nhất là kiến nghị của kiểm toán chưa “tâm phục, khẩu phục” và đơn vị được kiểm toán đang khiếu nại theo quy định pháp luật. Nguyên nhân thứ hai là có những kết luận, kiến nghị kiểm toán đúng nhưng mà không thể thực hiện được. Và nguyên nhân thứ ba là đơn vị chưa thực hiện được kết luận, kiến nghị kiểm toán.

Để hạn chế kiến nghị kiểm toán chưa chính xác, chưa "tâm phục, khẩu phục" mà đơn vị được kiểm toán đang khiếu nại, Tổng KTNN cho rằng, giải pháp quan trọng nhất là nâng cao chất lượng đào tạo kiểm toán.

Theo Tổng KTNN Ngô Văn Tuấn: “Muốn thực hiện yêu cầu này phải hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; nâng cao năng lực, trình độ của kiểm toán viên; tăng cường kiểm tra, giám sát; đồng thời, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các đoàn kiểm toán để làm sao đưa ra các kiến nghị thật chính xác”.

Hoàn thiện thể chế để cán bộ không muốn, không cần tham nhũng

Về chất vấn của ĐB "có những kiến nghị kiểm toán đến bây giờ không thể thực hiện được", Tổng KTNN cho biết, có nguyên nhân do đơn vị phải thực hiện đã giải thể, phá sản hoặc có những thể nhân đã về hưu, đã chết, hoặc mất tích.

Theo ông Ngô Văn Tuấn, tình trạng này là một hạn chế, tồn tại trong Luật Kiểm toán Nhà nước hiện hành. KTNN đang tiến hành tổng kết theo chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chương trình xây dựng văn bản pháp luật toàn khóa.

Tổng Kiểm toán Nhà nước lý giải vì sao có kiến nghị kiểm toán không thực hiện được?
ĐB Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) đề nghị Tổng KTNN cho biết, phải làm gì để xử lý nghiêm những hành vi tham nhũng.

Trong thời gian tới, KTNN sẽ báo cáo với Quốc hội sửa đổi Luật Kiểm toán Nhà nước, trong đó sẽ đưa ra quy định cụ thể xác định “thế nào là đã thực hiện kết luận, kiến nghị của kiểm toán”, góp phần khắc phục được hạn chế nêu trên.

ĐB Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) đề nghị Tổng KTNN cho biết, phải làm gì để một mặt xử lý nghiêm những hành vi tham nhũng, cương quyết đưa cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng đi đến thắng lợi, nhưng mặt khác vẫn nuôi dưỡng niềm tin, bảo vệ những người dám nghĩ, dám làm và mong muốn cống hiến cho đất nước?

Tổng KTNN cho biết, để đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà không giảm tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cán bộ như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thường nói “làm sao đánh chuột mà không vỡ bình”, phải làm tốt ba điểm.

Đó là, xây dựng thiết chế phòng ngừa hiệu quả và chặt chẽ để không thể tham nhũng. Hai là, xây dựng được thiết chế về phát hiện, xử lý nghiêm minh để không dám tham nhũng. Ba là, xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý để cán bộ không muốn và không cần tham nhũng.

Về tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm, Tổng KTNN Ngô Văn Tuấn nêu rõ, có nguyên nhân thuộc về ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức; trình độ, năng lực của cán bộ còn bất cập, chưa theo kịp yêu cầu và cũng có trách nhiệm do công tác lãnh đạo chưa thật sự sâu sát.

Để hạn chế tình trạng này, theo ông Ngô Văn Tuấn, cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm, nâng cao trình độ, năng lực, đặc biệt phải hoàn thiện thể chế để quy định rõ quyền, nghĩa vụ của từng công chức…

Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá để lượng hóa công tác đánh giá cán bộ, qua đó cũng sẽ tạo thuận lợi cho việc sử dụng cán bộ./.

Khắc phục chồng chéo giữa thanh tra và kiểm toán

Về chất vấn của ĐB Dương Tấn Quân (Bà Rịa - Vũng Tàu) liên quan đến xử lý chồng chéo giữa thanh tra và kiểm toán, Tổng KTNN Ngô Văn Tuấn cho biết, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước năm 2019 cũng đã quy định nguyên tắc KTNN có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Chính phủ để xử lý chồng chéo ngay từ khi lập kế hoạch thanh tra, kiểm toán.

Để hạn chế chồng chéo, KTNN đã có các quy chế phối hợp với Thanh tra Chính phủ để phối hợp trong công tác lập kế hoạch, triển khai thanh tra, kiểm toán và xử lý chồng chéo trong quá trình thanh tra và chia sẻ dữ liệu và đôn đốc thực hiện kết quả thanh tra, kiểm toán.