![]() |
Các đại biểu tham dự kỳ họp. Ảnh: Hoàng Hùng |
Trong đó, TP.HCM cũ là 520.425 tỷ đồng, chiếm 74,6%; tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là 102.650 tỷ đồng, chiếm 14,7%; tỉnh Bình Dương là 74.320 tỷ đồng, chiếm 10,7%.
Về cơ cấu nguồn thu, năm 2025, TP.HCM dự kiến thu 49.000 tỉ đồng từ dầu thô, thu xuất nhập khẩu 171.850 tỷ đồng và thu nội địa 475.457 tỷ đồng.
Ông Dũng cho biết 6 tháng đầu năm 2025, tính chung 3 địa phương cũ thu ngân sách gần 372.000 tỷ đồng, đạt hơn 55% dự toán giao.
Theo Phó chủ tịch UBND TP.HCM, sau khi sắp xếp, tổng chi ngân sách địa phương hơn 282.000 tỷ đồng, trong đó dành hơn 150.000 tỷ đồng chi đầu tư phát triển, hơn 106.000 tỷ đồng chi thường xuyên, còn lại là chi trả lãi vay, dự phòng ngân sách và chi tạo nguồn cải cách tiền lương.
Cũng tại kỳ họp, HĐND TP.HCM sẽ xem xét thông qua nghị quyết về quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách TP.HCM năm 2025.
Theo đó, Văn phòng Thành ủy, khối Ban, Đảng; Đảng ủy UBND TP.HCM, Đảng ủy các cơ quan Đảng TP.HCM; Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP.HCM; Văn phòng UBND TP.HCM có định mức cao nhất với 155 triệu đồng/người/năm.
Kế đến là các sở, ban, ngành; Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội có định mức 112 triệu đồng/người/năm. Các cơ quan nhà nước trực thuộc sở, ban, ngành được chi 94 triệu đồng/người/năm còn cấp xã, phường được chi 79 triệu đồng/người/năm.
Cũng liên quan đến lĩnh vực ngân sách HĐND TP.HCM cũng xem xét chấp thuận chủ trương phát hành trái phiếu chính quyền địa phương với khối lượng phát hành tối đa trái phiếu trong năm 2025 là 13.650 tỷ đồng. TP.HCM cũng dự kiến vay chính quyền địa phương 17.770 tỉ đồng, để bù đắp bội chi ngân sách (17.265 tỷ đồng) và trả nợ gốc (505,9 tỷ đồng). |