Từ 1/3: Tinh gọn Bộ Công thương còn 22 đơn vị |
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 40/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2025.
![]() |
Từ 1/3: Đơn vị thay thế Tổng cục Quản lý thị trường sẽ đi vào hoạt động. Ảnh: CTV |
Theo Nghị định 40/2025/NĐ-CP, Bộ Công thương được tinh gọn giảm từ 28 xuống còn 22 đơn vị. Đáng chú ý, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước được thành lập trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, bộ máy của Tổng cục Quản lý thị trường và Vụ Thị trường trong nước. |
Cụ thể hoá Nghị định 40/2025/NĐ-CP, ngày 28/2, Bộ Công thương đã ký ban hành Quyết định số 516 QĐ-BCT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước.
Theo đó, đơn vị nêu trên có nhiệm vụ thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công thương quản lý nhà nước về thương mại, thị trường trong nước và giá theo quy định của pháp luật; tổ chức thực thi pháp luật vê phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật.
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại TP. Hà Nội.Tên tiếng Anh: Agency for Domestic Market Surveillance and Development.
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước có các nhiệm vụ và quyền hạn chính: thực hiện quản lý nhà nước về thương mại, thị trường trong nước và giá; quản lý thị trường; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thuộc các lĩnh vực chức năng của cục; hợp tác quốc tế trong hoạt động quản lý và phát triển thị trường trong nước theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng Bộ Công thương;
Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, phương pháp quản lý tiên tiến trong hoạt động quản lý và phát triển thị trường trong nước; thống kê nhà nước về hoạt động quản lý và phát triển thị trường trong nước; tham mưu quản lý nhà nước và theo dõi hoạt động của các hiệp hội, ngành hàng trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách...
Các đơn vị thuộc Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước bao gồm: Văn phòng Cục, Phòng Pháp chế, Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Phòng Nghiệp vụ chống gian lận thương mại, Phòng nghiệp vụ giám sát hoạt động thương mại điện tử; Phòng Nghiệp vụ chống hàng giả; Phòng Hạ tầng thương mại; Phòng Dầu khí; Phòng Dự báo và cân đối cung cầu; Phòng Quản lý phương thức kinh doanh hiện đại; Phòng Chiến lược và Chính sách phát triển thương mại trong nước. Lãnh đạo Cục Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước bao gồm: Cục trưởng và các Phó Cục trưởng. |