Để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (trong đó có doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số) phục hồi kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế do tác động của dịch bệnh, trong giai đoạn 2020-2023, Bộ Tài chính đã chủ động nghiên cứu, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền, cũng như ban hành theo thẩm quyền các giải pháp trong lĩnh vực tài chính, với tổng quy mô hỗ trợ khoảng 700 nghìn tỷ đồng.

4 tháng đã miễn, giảm thuế, phí, lệ phí khoảng 31 nghìn tỷ đồng
Chính sách thuế giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Cụ thể: Tổng quy mô các giải pháp hỗ trợ năm 2020 khoảng 129 nghìn tỷ đồng, năm 2021 khoảng 145 nghìn tỷ đồng, năm 2022 khoảng 233 nghìn tỷ đồng. Năm 2023, khoảng 193,4 nghìn tỷ đồng. Dự kiến các gói hỗ trợ đã ban hành và thực hiện từ đầu năm 2024 là khoảng 68 nghìn tỷ đồng.

Thời gian qua các giải pháp về gia hạn, miễn, giảm các khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã thực hiện như: gia hạn thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và tiền thuê đất; miễn, giảm thuế TNDN, thuế TNCN, thuế GTGT, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường (BVMT), cùng nhiều khoản phí, lệ phí và tiền thuê đất để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế.

Như vậy, nhiều giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất với giá trị hỗ trợ lớn, phạm vi hỗ trợ rộng đã và đang tiếp tục được triển khai trong thực tế. Việc ban hành và thực hiện các giải pháp nêu trên đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao của cộng đồng doanh nghiệp, người dân.

Chính sách tài khóa đã góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh để đóng góp tích cực vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội nước ta./.

Tổng quy mô các giải pháp hỗ trợ năm 2020 khoảng 129 nghìn tỷ đồng, năm 2021 khoảng 145 nghìn tỷ đồng, năm 2022 khoảng 233 nghìn tỷ đồng, năm 2023 khoảng 193,4 nghìn tỷ đồng. Dự kiến các gói hỗ trợ đã ban hành và thực hiện từ đầu năm 2024 là khoảng 68 nghìn tỷ đồng.