Tập trung vào dấu hiệu rủi ro

Theo ông Đặng Công Thành - Phó Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan trong chính sách về mặt hàng đang được Bộ tài chính dự kiến, ngoài các trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được miễn quản lý, kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật, hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử có trị giá hải quan theo từng mặt hàng trong đơn hàng từ 2 triệu đồng trở xuống hoặc trên 2 triệu đồng đối với hàng hóa nhập khẩu đơn chiếc (trừ hàng hóa phải kiểm dịch, hàng hóa thuộc danh mục quản lý của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch) được miễn quản lý, kiểm tra chuyên ngành 1 đơn hàng/ngày và không quá 4 đơn hàng/tháng đối với mỗi tổ chức, cá nhân.

Mua bán online ngày càng trở nên phổ biến và gia tăng, lợi dụng việc này, một số đối tượng đã kinh doanh hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc,  hàng giả.
Mua bán online ngày càng trở nên phổ biến và gia tăng, lợi dụng việc này, một số đối tượng đã kinh doanh hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng giả.

Hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử chia thành 3 nhóm: Một là hàng hóa không thuộc danh mục mặt hàng phải quản lý, kiểm tra chuyên ngành và được miễn thuế. Hai là hàng hóa không thuộc danh mục mặt hàng phải quản lý, kiểm tra chuyên ngành và không được miễn thuế. Ba là các loại hàng hóa khác.

Khi thực hiện thủ tục với hàng hóa nhóm 1, công chức hải quan chỉ thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa khi có dấu hiệu vi phạm hoặc hàng hóa có rủi ro cao, theo đánh giá của cơ quan hải quan. Đối với hàng hóa nhóm 2, công chức hải quan thực hiện kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa khi có dấu hiệu vi phạm hoặc hàng hóa có rủi ro cao, theo đánh giá của cơ quan hải quan. Nếu hàng hóa thuộc nhóm 2 có giấy phép, giấy miễn kiểm tra chuyên ngành thì khi khai hải quan chỉ cấp số và phản hồi thông tin.

Xây dựng quy trình riêng

Với quy trình thủ tục như trên, cơ quan hải quan có thể phát hiện hành vi vi phạm từ rất nhiều nguồn: từ quá trình khai hải quan, từ hoạt động giám sát hải quan, kiểm soát hải quan; kiểm tra hồ sơ, hàng hóa; kiểm tra sau thông quan,…

Đã có chế tài xử lý

Qua thực tế đấu tranh, một số hành vi vi phạm chủ yếu trong hoạt động thương mại điện tử đã được cơ quan chức năng nhận diện và cơ bản đều đã có chế tài xử lý. Đơn cử như hành vi hoạt động không đăng ký, thông báo bị xử phạt 10 - 20 triệu đồng đối với các trang bán hàng và 20 - 30 triệu đồng đối với các trang cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, trang đánh giá tín nhiệm.

Hành vi cung cấp thông tin sai lệch về thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu trang thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động; không công bố đầy đủ hoặc công bố không chính xác; cung cấp thông tin, kinh doanh hoặc buôn bán hàng giả, hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh trên môi trường internet bị phạt 10 - 20 triệu đồng.

Các hành vi không có biện pháp xử lý khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật; không cung cấp thông tin và hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước điều tra các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật,… có thể bị phạt tới 30 - 40 triệu đồng. - Ông Nguyễn Hữu Tuấn – Trưởng phòng Phòng Quản lý hoạt động thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công thương.

“Khi phát hiện hành vi vi phạm, cần xác định chủ thể, xác định chế tài xử phạt, xác định tang vật vi phạm để từ đó có căn cứ lập biên bản vi phạm hành chính. Cũng có thể xác định các hành vi thuộc trường hợp lập biên bản hay không lập biên bản để lập biên bản vi phạm hoặc ra quyết đinh xử phạt theo thủ tục đơn giản” – ông Thành nêu.

Doanh nghiệp lúc nào cũng mong muốn giảm chi phí, thông quan nhanh. Cơ quan hải quan thì vẫn phải đảm bảo công tác quản lý, không để tình trạng gian lận, đưa hàng cấm, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ vào nội địa. Trong khi thực tế, có hiện tượng chia nhỏ lô hàng để gian lận thuế. Chính vì thế thông qua xây dựng cơ chế chính sách sẽ tạo ra môi trường ổn định, minh bạch. Điều này cũng phù hợp với sự phát triển của loại hình này và nhiều nước trên thế giới đã thực hiện hiệu quả.

Đối với các vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử, cơ quan hải quan đang áp dụng các quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Để hoàn thiện hơn, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) xây dựng nghị định đáp ứng hai yêu cầu vừa tạo thuận lợi vừa đảm bảo quản lý, kiểm soát.

Đến nay, Bộ Tài chính cũng đã hoàn thiện và xin ý kiến hai lần đối với dự thảo nghị định quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử với những nội dung đề xuất cụ thể về thủ tục hải quan, chính sách mặt hàng, chính sách thuế cũng như những ưu đãi hết sức cụ thể.

Ông Lê Thanh Hải, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia:

Ban hành Kế hoạch tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử

Để chủ động phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm, góp phần làm trong sạch môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho thương mại phát triển bền vững, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã ban hành Kế hoạch tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử.

Qua một thời gian triển khai kế hoạch, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia nhận thấy đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử là một nhiệm vụ mới, phức tạp, đòi hỏi các cơ quan chức năng nhận thức rõ bản chất của thương mại điện tử cũng như nhận diện các hành vi vi phạm.