Diễn biến thị trường chứng khoán tuần qua (19 – 23/9) của Việt Nam không nằm ngoài diễn biến của chứng khoán toàn cầu. Gần như các thị trường chứng khoán chủ chốt đều đi xuống sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm trong cuộc họp chính sách trong 2 ngày 20, 21/9 và phát tín hiệu sẽ có các bước nâng lãi suất mạnh hơn sắp tới, nhằm hạ nhiệt lạm phát đang tăng cao. Trên thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số DowJones giảm -3,35% còn S&P 500 và Nasdaq giảm -2,98% và -4,33% trong tuần qua.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam cũng đã có động thái nâng một loạt lãi suất điều hành ngay sau quyết định của FED. Chuỗi giảm điểm trên thị trường chứng khoán Việt Nam kéo dài sang tuần thứ 3 liên tiếp. Chỉ số VN-Index lùi về sát mốc tâm lý 1.200 điểm, đóng cửa phiên ngày 23/9 tại mốc 1.203,28 điểm. So phiên cuối tuần liền trước, chỉ số đã mất thêm 30,75 điểm (-2,49%). Nhóm VN30 tiếp tục là nhóm đi xuống mạnh hơn thị trường chung với mức giảm 3% trên chỉ số VN30. Phần còn lại có phần ít áp lực hơn khi chỉ số VNMidcap và VNSmallcap chỉ giảm 2% và 2,4%.

Chứng khoán tuần 19 – 23/9: Dòng tiền nỗ lực thích nghi với bối cảnh mới
Vị thế giữa các nhóm nhà đầu tư vẫn chưa thay đổi, khi nhóm nhà đầu tư cá nhân vẫn là nhóm mua ròng duy nhất. Tuy nhiên, giá trị mua ròng của nhóm này chỉ còn khoảng 1,1 nghìn tỷ đồng so với mức 2,0 nghìn tỷ đồng ở tuần trước.

Tâm lý nhà đầu tư cho thấy yếu đi khiến thị trường ngập trong sắc đỏ. Chuyển biến xấu rõ nét là nhóm năng lượng đã quay lại giảm mạnh nhất đến -3,9% sau khi tăng +3,4% ở tuần liền trước khi giá dầu đi xuống sau quyết định tăng lãi suất của FED. Áp lực bán gia tăng rõ rệt ở các nhóm tài chính (-3,4%), bất động sản (-2,6%), hàng tiêu dùng không thiết yếu (-2,5%), công nghiệp (-2,4%). Nhìn chung, chỉ có nhóm công nghệ thông tin và nhóm y tế mang tính phòng thủ nên điểm số không biến động nhiều so với tuần liền trước.

Với nhóm cổ phiếu tác động mạnh nhất lên thị trường vẫn chủ yếu thuộc nhóm ngân hàng (VCB -5,1%, VPB -5,9%, TCB -5%, CTG -4,6%) và nhóm bất động sản (VHM -4%, GVR -5,1%, NVL -2,2%, BCM -3,4%). Trong khi đó, thị trường ghi nhận hiếm hoi một số mã vốn hóa lớn đi lên như GAS (+1,4%), BVH (+4,3%), VNM (+0.9%) và SAB (+0,9%).

Chứng khoán tuần 19 – 23/9: Dòng tiền nỗ lực thích nghi với bối cảnh mới
Chứng khoán tuần 19 – 23/9: Dòng tiền nỗ lực thích nghi bối cảnh mới

Sau khi nhà đầu tư thu hẹp giao dịch đáng kể trong tuần trước, mức thanh khoản thấp này vẫn được duy trì với 10,3 nghìn tỷ đồng - giá trị giao dịch bình quân phiên trên HOSE. Tuần này, dòng tiền lại có sự luân chuyển khi giá trị giao dịch đi xuống mạnh ở nhóm ngành bán lẻ (-26,5%), tiêu dùng (-27%), dầu khí (-21,35%).

Ngược lại, một số ngành được giao dịch sôi động hơn rõ rệt như: bảo hiểm (+112,54%), cảng và vận tải biển (+36,4%), xây dựng (+29,4%), xi măng (+11,2%), đá xây dựng (+105,32%), nông nghiệp (+10,08%). Sự luân chuyển này phù hợp với diễn biến tích cực khi đi ngược thị trường chung của nhóm cổ phiếu bảo hiểm và nhóm kỳ vọng hưởng lợi từ câu chuyện đầu tư công trong tuần qua.

Chứng khoán tuần 19 – 23/9: Dòng tiền nỗ lực thích nghi bối cảnh mới
Chứng khoán tuần 19 – 23/9: Dòng tiền nỗ lực thích nghi bối cảnh mới
Sang tuần giao dịch cuối cùng của tháng 9 là tuần khởi động mùa kết quả kinh doanh quý III/2022, vì vậy có thể kỳ vọng thị trường sẽ dần dần sôi động trở lại và các nhóm cổ phiếu có tăng trưởng quý vượt trội sẽ kích hoạt được dòng tiền khi về vùng giá định giá hấp dẫn.

Vị thế giữa các nhóm nhà đầu tư vẫn chưa thay đổi, khi nhóm nhà đầu tư cá nhân vẫn là nhóm mua ròng duy nhất. Tuy nhiên, giá trị mua ròng của nhóm này chỉ còn khoảng 1,1 nghìn tỷ đồng so với mức 2,0 nghìn tỷ đồng ở tuần trước. Nhóm ngành tài chính và bất động sản vẫn được nhóm cá nhân ưa chuộng với giá trị mua ròng tương ứng +655 tỷ đồng và +782 tỷ đồng, trong đó một số mã tiêu biểu có thể kể đến như VHM (+371 tỷ đồng), VND (+234 tỷ đồng), NLG (+230 tỷ đồng), KDH (+182 tỷ đồng), PLX (+107 tỷ đồng).

Ở khối nhà đầu tư tổ chức, khối ngoại vẫn mua vào nhóm nguyên vật liệu (+332 tỷ đồng) chủ yếu tập trung ở HPG (+270 tỷ đồng). Nhóm hàng tiêu dùng bị nhóm nhà đầu tư cá nhân bán ròng nhiều nhất với giá trị -244 tỷ đồng, nhưng lại được mua ròng đối ứng tốt bởi cả nhóm tổ chức nước ngoài, tổ chức trong nước và khối tự doanh.

Chứng khoán tuần 19 – 23/9: Dòng tiền nỗ lực thích nghi bối cảnh mới
Chứng khoán tuần 19 – 23/9: Dòng tiền nỗ lực thích nghi bối cảnh mới

Nhìn chung, Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành khả năng sẽ tác động thu hẹp một phần dòng tiền trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, diễn biến trong tuần qua dòng tiền vẫn nhạy bén tìm đến nhóm bảo hiểm với kỳ vọng lãi suất tiền gửi đi lên. Bên cạnh đó, trạng thái xoay vòng giữa các nhóm ngành khi thanh khoản về mức thấp có thể là tín hiệu cho thấy nhà đầu tư đang nỗ lực thích nghi với bối cảnh mới của thị trường từ nay đến cuối năm.

Sang tuần giao dịch cuối cùng của tháng 9 là tuần khởi động mùa kết quả kinh doanh quý III/2022, vì vậy có thể kỳ vọng thị trường sẽ dần dần sôi động trở lại và các nhóm cổ phiếu có tăng trưởng quý vượt trội sẽ kích hoạt được dòng tiền khi về vùng giá định giá hấp dẫn./.