Bệnh Sởi chưa có thuốc đặc trị, Bộ Y tế đưa ra 5 khuyến cáo phòng bệnh

Bệnh nhân nhập viện khi đã có biến chứng phổi nặng, phải lọc máu và chạy tim phổi nhân tạo (ECMO). Sau 2 tuần điều trị bệnh nhân đã không qua khỏi.

Hiện mỗi ngày Viện Y học Nhiệt đới tiếp nhận khoảng 10 - 20 bệnh nhân người lớn mắc bệnh sởi với các triệu chứng sốt, phát ban, ho, chảy nước mắt, nước mũi. Nhiều bệnh nhân diễn tiến nặng với biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, tăng men gan... Phần lớn đều chưa được tiêm phòng hoặc trước có tiêm phòng sởi nhưng không tiêm nhắc lại.

Ghi nhận ca tử vong do bệnh sởi ở người lớn đầu tiên trong năm
Ghi nhận ca tử vong do bệnh sởi ở người lớn đầu tiên trong năm. Ảnh: T.L

Các trường hợp mắc sởi thường từ 30 - 50 tuổi và chủ quan không nghĩ là bản thân mắc sởi nên khi vào viện thì bệnh đã nặng.

Các chuyên gia phân tích sởi không chỉ ghi nhận ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm có bệnh nền hoặc miễn dịch suy giảm.

Đối với người lớn, khi hệ miễn dịch giảm thì cũng cần được tiêm nhắc lại. Nếu chưa tiêm hoặc không nhớ rõ lịch sử tiêm chủng, cần tiêm nhắc lại vaccine sởi-quai bị-rubella (MMR).

Vaccine sởi là một loại vaccine rất an toàn và hiệu quả, đã được Bộ Y tế khuyến cáo tất cả trẻ em đều cần được tiêm và tiêm nhắc lại. Việc tiêm vaccine đầy đủ không chỉ giúp bảo vệ bản thân mà còn giúp kiểm soát dịch bệnh trong cộng đồng.

Liên quan đến dịch bệnh sởi, đến đầu tháng 4/2025 cả nước đã ghi nhận hơn 54.000 ca mắc. Trước đó, Bộ Y tế dự báo dịch sởi có xu hướng chung giảm, nhưng chưa dừng lại, cần hết sức thận trọng bởi sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều ca sốt phát ban nghi sởi tại các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước.