Ngày 28/4: Giá gạo chợ lẻ các loại giảm, lúa tươi ổn định sáng đầu tuần
Giá gạo lẻ các loại hôm nay tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giảm nhẹ. Ảnh tư liệu

Theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang, giá lúa OM 18 (tươi) hôm nay dao động ở mốc 6.900 - 7.050 đồng/kg; lúa Đài Thơm 8 (tươi) dao động ở mốc 6.900 - 7.050/kg; lúa OM 5451 (tươi) dao động mốc 6.500 - 6.700/kg; lúa IR 50404 (tươi) dao động ở mức 5.800 - 6.000 đồng/kg; lúa OM 380 (tươi) dao đồng ở mốc 5.900 - 6.000 đồng/kg; lúa Nàng Hoa 9 dao động ở mức 6.650 - 6.750 đồng/kg.

Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu OM 18 hôm nay dao động ở mức 10.200 - 10.400 đồng/kg; gạo nguyên liệu IR 504 dao động ở mức 8.050 - 8.200 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 380 dao động ở mức 7.700 - 7.850; gạo nguyên liệu 5451 dao động ở mức 9.600 - 9.750/kg; gạo thành phẩm OM 380 dao động ở 8.800 - 9.000 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 dao động ở 9.500 - 9.700 đồng/kg.

Tại các chợ lẻ, giá gạo các loại giảm nhẹ so với hôm qua. Hiện gạo Nàng Nhen có giá niêm yết cao nhất 28.000 đồng/kg; gạo thường dao động ở mốc 13.000 - 15.000 đồng/kg; gạo thơm Jasmine dao động ở mức 16.000 - 18.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng ở mốc 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường dao động ở mốc 17.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài dao động ở mức 20.000 - 22.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 22.000 đồng/kg; gạo Nàng hoa ở mốc 21.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; gạo Sóc Thái giá 20.000 đồng/kg; gạo Nhật giá 22.000 đồng/kg.

Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đi ngang so với hôm qua. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, hiện gạo tiêu chuẩn 5% ở mức 395 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 368 USD/tấn; gạo 100% tấm ở mức 323 USD/tấn.

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Môi trường và Bộ Công thương xuất khẩu gạo tháng 3/2025 đạt 950 nghìn tấn, trị giá khoảng 463,6 triệu USD. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2025, Việt Nam xuất khẩu 2,2 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 1,14 tỷ USD, tăng 0,6% về khối lượng nhưng giảm 19,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.

Trong quý 1/2025, Philippines vẫn là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với thị phần chiếm 42,1%. Bờ Biển Ngà và Ghana là hai thị trường lớn tiếp theo với thị phần lần lượt là 16,3% và 10,2%./.