![]() |
Giá dầu thô tăng trở lại trong phiên giao dịch sáng ngày 6/11. Ảnh: T.L |
Giá dầu thô WTI tăng 0,77% lên 81,15 USD/thùng
Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,77% lên 81,15 USD/thùng vào lúc 7h20 ngày 6/11(giờ Việt Nam), trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 1 tăng 0,46% lên 85,28 USD/thùng.
Giá dầu thô tăng trở lại trong phiên giao dịch sáng ngày 6/11 sau khi các nhà xuất khẩu dầu hàng đầu là Arab Saudi và Nga xác nhận vào ngày 5/11 rằng họ sẽ tiếp tục giảm sản lượng dầu tự nguyện bổ sung cho đến cuối năm nay, vì lo ngại nhu cầu và tăng trưởng kinh tế tiếp tục gây áp lực lên thị trường dầu.
Cả hai quốc gia cho biết việc giảm của họ sẽ được xem xét lại vào tháng tới để xem xét việc kéo dài, giảm sâu hơn hoặc tăng sản lượng.
Giá dầu đạt mức cao nhất năm 2023 vào tháng 9 ở mức gần 98 USD/thùng đối với dầu thô Brent, mặc dù kể từ đó nó đã suy yếu và giao dịch quanh mức 85 USD/thùng vào thứ Sáu (3/11), bất chấp sự hỗ trợ từ cuộc xung đột ở Trung Đông.
Cả dầu Brent và dầu thô WTI của Mỹ đã giảm hơn 6% trong tuần trước vì lo ngại về nguồn cung dưới tác động của cuộc khủng hoảng tại Trung Đông được cởi bỏ.
Giá gas giảm 2,68% xuống mức 3,38 USD/mmBTU
Mở cửa phiên giao dịch sáng 6/11, giá gas tại thị trường thế giới giảm 2,68% xuống mức 3,38 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 12/2023.
Giám đốc điều hành Aleksey Miller tiết lộ, "gã khổng lồ" năng lượng Nga Gazprom đang có kế hoạch mở rộng nguồn cung khí đốt tự nhiên cho Kazakhstan, Uzbekistan và Kyrgyzstan thông qua hệ thống đường ống Trung Á - Trung tâm (CAC).
"Chúng tôi đang thiết lập một cơ sở hợp đồng lâu dài cho quan hệ đối tác của chúng tôi. Chúng tôi đã xác định phạm vi hợp tác với các đồng nghiệp đến từ Kazakhstan, Uzbekistan và Kyrgyzstan trong 15 năm tới" - ông Miller nói, đồng thời cho biết, các bên đặt mục tiêu thiết lập cơ sở hợp đồng cho sự hợp tác vào giữa năm 2024.
Nga đã đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng kể từ khi EU tăng cường nỗ lực giảm nhập khẩu dầu và khí đốt từ Moscow như một phần của các lệnh trừng phạt liên quan đến xung đột ở Ukraine.
Trong khi đó, Áo được cho là đang xem xét bỏ qua kế hoạch chấm dứt vận chuyển khí đốt từ Nga để đảm bảo nguồn cung trong tương lai./.