tiền

Nhiều khoản thu phí, lệ phí ngân sách địa phương được hưởng 100%. Ảnh: TL.

Dự thảo thông tư đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2019/TT-BTC như sau: Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đối với hoạt động thẩm định do cơ quan địa phương thực hiện. Phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường (đối với hoạt động thẩm định do cơ quan địa phương thực hiện).

Ngoài ra, dự thảo bổ sung vào điểm b và điểm c khoản 2 Điều 4 như sau: Mức thu phí, lệ phí đối với hoạt động cung cấp trực tuyến phù hợp để khuyến khích tổ chức, các nhân sử dụng dịch vụ công theo phương thức trực tuyến.

Lệ phí đăng ký cư trú là khoản thu đối với người đăng ký cư trú với cơ quan đăng ký, quản lý cư trú theo quy định của pháp luật về cư trú.

Lệ phí đăng ký cư trú đối với việc đăng ký và quản lý cư trú gồm: đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; gia hạn tạm trú, tách hộ, điều chỉnh thông tin về cư trú trong cơ sở dữ liệu về cư trú xác nhận thông tin về cư trú.

Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để quy định mức thu lệ phí phù hợp, đảm bảo nguyên tắc sau: Mức thu lệ phí đối với việc đăng ký cư trú tại các quận của thành phố trực thuộc trung ương, hoặc phường nội thành của thành phố cao hơn mức thu đối với các khu vực khác.

Lệ phí hộ tịch là khoản thu đối với người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các công việc về hộ tịch theo quy định của pháp luật, không bao gồm việc cấp bản sao trích lục hộ tịch (thu phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch theo quy định tại Thông tư số 281/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính).

Lệ phí hộ tịch đối với việc đăng ký hộ tịch tại UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, gồm: khai sinh (bao gồm: đăng ký khai sinh đăng ký lại khai sinh, đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân); khai tử (bao gồm: đăng ký khai tử, đăng ký lại khai tử); kết hôn (bao gồm: đăng ký kết hôn mới, đăng ký lại kết hôn); giám hộ, chấm dứt giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc; thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch có yếu tố nước ngoài; ghi vào sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài; đăng ký hộ tịch khác.

Dự thảo thông tư nêu rõ, địa phương căn cứ điều kiện thực tế của mình để quy định mức thu lệ phí phù hợp./.

Minh Anh