VIC phá đáy 3 tháng

VN-Index đã vượt mốc 1500 điểm khoảng một phần ba thời gian giao dịch trong phiên hôm nay. Đỉnh cao nhất chỉ số đạt được là 1.505,69 điểm, tăng 1,81% trên tham chiếu. Tuy nhiên đến cuối ngày, chỉ số tụt về 1.497,66 điểm, tăng 1,26%.

Không phải thị trường yếu đi khiến VN-Index trượt xuống như vậy. Cổ phiếu vốn hóa lớn nhất nhì thị trường là VIC, đã có ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tăng bùng nổ phiên đầu năm, VN-Index vẫn chưa vượt được mốc 1500 điểm
Diễn biến phiên giao dịch VN-Index

VIC giao dịch kém hôm nay và giá giảm theo thời gian. Khoảng 30 phút đầu phiên sáng VIC có lúc tăng 0,52% so với tham chiếu, nhưng cuối phiên sáng đã giảm 0,21%. Tuy nhiên đó chưa phải là những gì xấu nhất ở cổ phiếu này. VIC càng lúc càng tụt giá, đóng cửa bốc hơi tới 5,98% so với tham chiếu.

Ảnh hưởng rất lớn ở VIC là áp lực bán trong đợt ATC. Khối lượng giao dịch khá lớn ở đợt này ép giá rơi mạnh. Nhà đầu tư nước ngoài cũng bán ra cực nhiều với VIC, khi khối lượng bán tới gần 3,68 triệu cổ phiếu, chiếm gần một nửa tổng lượng giao dịch của mã này trong phiên. Giá trị bán ròng với VIC tương đương 334,3 tỷ đồng.

Mức giảm gần 6% là sốc nhất kể từ đầu tháng 2/2021. Sức ép từ mức giảm quá lớn này là hơn 5 điểm giảm ở VN-Index phiên này. VIC rơi xuống mức 91.200 đồng đóng cửa hôm nay cũng chính thức phá đáy 3 tháng. Đây là áp lực sẽ chưa thể vơi đi vì mức hỗ trợ mạnh hơn ở VIC là tận ngưỡng giá 85.000 đồng, tương đương mức đáy 15 tháng ở cổ phiếu này.

Ngoài VIC, hôm nay chỉ có vài cổ phiếu lớn giảm giá, trong đó BID giảm 1,15%, CTG giảm 1,63% là đáng kể nhất. Cả hai cổ phiếu ngân hàng này đều đảo chiều suy yếu trong buổi chiều. Tuy vậy các mã ngân hàng tổng thể vẫn còn mạnh. VCB tăng cực tốt 3,82%, SHB tăng 2,7%. Các mã nhỏ còn mạnh hơn với VBB, VAB, PGB, NAB, BVB, BAB, SGB, ABB tăng trên 1%.

Ngay trong nhóm blue-chips VN30 cũng vậy, số mã tăng giá là 23, số giảm 5. Do đó không thể nói rằng nhóm này yếu. Chỉ số đại diện rổ chỉ tăng 0,59% nhưng quá nửa số cổ phiếu trong rổ (16 mã) tăng trên 1%, với VJC tăng kịch trần. Nếu không có ảnh hưởng quá xấu từ VIC, chỉ số sẽ có nhiều điểm hơn.

Kiềm chế đà tăng, cơ hội vẫn mở rộng

Việc VN-Index chưa vượt được mốc 1500 điểm hôm nay không phải là vấn đề lớn vì chỉ số này vốn dĩ chịu tác động từ yếu tố kỹ thuật của các mã lớn hơn là diễn biến chung. Ngay như phiên này, sàn HoSE vẫn có số cổ phiếu tăng giá nhiều gấp 4 lần số giảm, VN-Index tăng 1,26% nhưng vẫn có 270 cổ phiếu tăng tốt hơn chỉ số đại diện.

VIC đang thể hiện ảnh hưởng như một cái “phanh” hãm đà đi lên của chỉ số. Lực kéo của nhiều cổ phiếu lớn khác đang rất mạnh. Điển hình như cổ phiếu dầu khí với GAS tăng 5,23%, PLX tăng 4,63%, hay thậm chí như VHM tăng 2,37%, MSN tăng 3,43%, GVR tăng 3,21%, HPG tăng 2,01%... Nếu VIC gia nhập nhóm tăng giá, chỉ số sẽ tăng cực mạnh. Tuy nhiên sự trái chiều của VIC hôm nay đã hãm bớt đà đi lên.

Chỉ số không thật sự quan trọng trừ phi tăng vượt đỉnh cao lịch sử. Cơ hội vẫn đang rộng mở ở nhiều cổ phiếu. Dầu khí, chứng khoán, bất động sản hay hàng chục cổ phiếu đầu cơ tăng kịch trần phiên này vẫn cho thấy dòng tiền hoạt động tốt.

Nhóm cổ phiếu đầu cơ ghi nhận 65 mã tăng hết biên độ trên sàn HoSE là một bằng chứng cho thấy lòng tham vẫn còn rất lớn. Dĩ nhiên tính rủi ro ở các cổ phiếu đầu cơ vừa giảm sàn đã quay đầu tăng kịch trần không hề nhỏ, nhưng ít nhất nhà đầu cơ vẫn đang bị thu hút bởi diễn biến này. Đó là biểu hiện của lòng tham. Chừng nào nhà đầu tư còn muốn chộp lấy cơ hội thì thị trường vẫn còn vận động tốt.

Tăng bùng nổ phiên đầu năm, VN-Index vẫn chưa vượt được mốc 1500 điểm

HSX

HNX

Giá trị Khớp lệnh

Khối lượng Khớp lệnh

Giá trị Khớp lệnh

Khối lượng Khớp lệnh

17.153 tỷ đồng (-10%)

551,7 triệu (-17%)

1.432 tỷ đồng (-20%)

52,3 triệu (-23%)