Ông Charles Brand - Phó Chủ tịch Điều hành các giải pháp và thiết bị chế biến, Tetra Pak, chia sẻ: “Chuyển đổi hệ thống lương thực đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng một tương lai vững vàng trước các biến động. Hiện nay, những hệ thống này đang hoạt động kém hiệu quả và không bền vững, tạo ra hơn một phần ba (34%) lượng phát thải khí nhà kính (GHG) toàn cầu, trong khi một phần ba lượng thực phẩm được sản xuất bị lãng phí hoặc thất thoát. Hệ thống lương thực cũng không đáp ứng được nhu cầu của người dân khi 9% dân số thế giới phải đối mặt với nạn đói và 30% đang gặp tình trạng suy dinh dưỡng. Ngoài ra, chuỗi giá trị thực phẩm đang gây ra nạn phá rừng và mất đa dạng sinh học, đồng thời được coi là vấn đề quan trọng thứ hai để chống biến đổi khí hậu chỉ sau nguồn năng lượng. Chúng ta không thể cắt giảm lượng thực phẩm, nhưng chúng ta có thể chuyển đổi hệ thống này theo hướng an toàn, linh hoạt và bền vững hơn”.

Tetra Pak công bố mục tiêu hành đồng nhằm chuyển đổi hệ thống lương thực
Ông Charles Brand, Phó Chủ tịch Điều hành các Giải pháp và Thiết bị Chế biến, Tetra Pak.

Tetra Pak đã xác định bốn hướng chính để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi hệ thống lương thực. Công ty cũng đã thiết lập các kế hoạch hành động và mục tiêu đo lường cụ thể cho từng hướng đi sao cho phù hợp với những thay đổi quan trọng trong việc chuyển đổi lương thực và đất đai do Liên minh Sử dụng Đất và Lương thực (FOLU) đề xuất.

Trước hết là tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi sang ngành sữa bền vững hơn, bằng cách giải quyết tác động môi trường của quá trình chế biến sữa, đồng thời hỗ trợ nâng cao năng suất, lợi nhuận và sinh kế cho các nông hộ nhỏ. Mục tiêu là sẽ giảm 50% lượng phát thải khí nhà kính trong thiết bị xử lý sữa ở nhiệt độ thường của công ty vào năm 2030.

Tiếp theo là cải tiến để phát triển các nguồn thực phẩm mới, đặc biệt là các nguồn protein thay thế sử dụng ít tài nguyên hơn. Mục tiêu là sẽ tăng gấp ba doanh số bán hàng của thiết bị và công nghệ xử lý thực phẩm mới và thực phẩm có nguồn gốc thực vật vào năm 2030.

Tiếp đến là giảm thất thoát và lãng phí lương thực bằng cách phát triển các công nghệ chế biến thực phẩm giúp giảm lãng phí lương thực trong quá trình sản xuất. Các giải pháp đóng gói tiệt trùng cũng giúp giảm lãng phí thực phẩm bằng cách bảo quản các sản phẩm dễ hỏng được lâu hơn. Mục tiêu là đạt được mức giảm 50% thất thoát sản phẩm trong các dây chuyền xử lý theo phương pháp tốt nhất vào năm 2030.

Cuối cùng là mở rộng khả năng tiếp cận dinh dưỡng an toàn thông qua bao bì thực phẩm bền vững, bằng cách thiết kế và triển khai các giải pháp đóng gói thực phẩm bền vững giúp đảm bảo chất lượng thực phẩm và cải thiện khả năng tiếp cận thực phẩm an toàn. Mục tiêu là tăng khả năng tiếp cận toàn cầu đối với các thực phẩm an toàn, giàu dinh dưỡng thêm 2 tỷ lít vào năm 2030 thông qua các giải pháp đóng gói thân thiện với môi trường của Tetra Pak./.