Phát biểu tại buổi tiếp, Thứ trưởng Trần Quốc Phương bày tỏ vui mừng chào đón do ông Lars Jessen và Đoàn công tác đến thăm và làm việc tại Bộ Tài chính.

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương yêu cầu, nhu cầu sử dụng nguồn vốn vay trong nước và nước ngoài của Chính phủ Việt Nam để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là rất lớn, với các dự án lớn như đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, các dự án giao thông quan trọng khác...

Do vậy việc huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực nợ công hết sức quan trọng. Tại buổi làm việc với đoàn công tác DeMPA , các cán bộ mong muốn lắng nghe những chia sẻ tổng quan về kết quả đánh giá DeMPA năm 2024 và khuyến nghị của WB đối với Việt Nam.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương tiếp Chuyên gia trưởng về Quản lý nợ của Ngân hàng Thế giới
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Quốc Phương phát biểu tại buổi tiếp. Ảnh: Đức Minh

Cũng theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, Việt Nam đang trong quá trình sửa đổi quy định chung về quản lý nợ công, nên đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm từ các tổ chức quốc tế, trong đó có WB rất quan trọng, vì vậy, các cán bộ vụ, cục chức năng của Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu nghiêm túc và thể hiện rõ trong các quy định pháp lý về quản lý nợ công thời gian tới.

Thay mặt đoàn công tác, ông Lars Jessen cảm ơn Thứ trưởng Trần Quốc Phương đón tiếp và chia sẻ những thông tin hữu ích đối với đoàn công tác.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương tiếp Chuyên gia trưởng về Quản lý nợ của Ngân hàng Thế giới
Ông Lars Jessen, Chuyên gia trưởng về Quản lý nợ của WB giới thiệu khái quát kết quả báo cáo đánh giá DeMPA năm 2024. Ảnh: Đức Minh

Ông Lars Jessen cũng bày tỏ vui mừng khi sẽ dự các cuộc họp giữa Đoàn công tác DeMPA với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính để chia sẻ kinh nghiệm và tham vấn về cải thiện quản lý nợ công, trong đó có các lĩnh vực báo cáo DeMPA đã nêu như: các công cụ chiến lược, kế hoạch, cơ sở dữ liệu thông tin quản lý nợ, chế độ báo cáo và công bố thông tin nợ...

Thứ trưởng Trần Quốc Phương tiếp Chuyên gia trưởng về Quản lý nợ của Ngân hàng Thế giới
Quang cảnh buổi tiếp và làm việc. Ảnh: Đức Minh

Tại buổi tiếp, ông Lars Jessen đã trình bày khái quát về kết quả đánh giá DeMPA năm 2024, trong đó khẳng định WB nhận thấy Việt Nam thực hiện tốt trong lĩnh vực quản lý nợ công, hiệu quả quản lý nợ tổng thể của Việt Nam được đánh giá là tốt và đã có những tiến triển tích cực về khuôn khổ pháp lý kể từ khi Luật Quản lý nợ công mới được ban hành năm 2017, cũng như việc ban hành các thủ tục nội bộ đế triển khai thực hiện.

Báo cáo của WB xác định các điểm mạnh Việt Nam đã đạt được, đồng thời chỉ ra một số nội dung chính cần cải thiện như cần công khai báo cáo Quốc hội về nợ công, chưa có bộ phận duy nhất chịu trách nhiệm quản lý nợ...

DeMPA là công cụ đánh giá Hiệu quả công tác quản lý nợ bao gồm một bộ 15 chỉ số về hiệu quả quản lý nợ (DPI) nhằm mục đích đánh giá tổng quát tất cả các hoạt động quản lý nợ của chính phủ cũng như môi trường tổng thế mà trong đó những hoạt động này được thực hiện. Các chỉ số về Hiệu quả được nhóm thành các chức năng quản lý nợ chính gồm có: Quản trị và xây dựng chiến lược; Phối kết hợp với chính sách tài khóa và tiền tệ; Vay nợ và các hoạt động cung cấp tài chính có liên quan; Dự báo dòng tiền và quản lý ngân quỹ tồn dư; quản lý rủi ro hoạt động và ghi nhận nợ.