Loạt blue-chips phá đáy

Cường độ giảm điểm rất mạnh ở chỉ số VN-Index xuất phát từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, nhưng không phải tất cả. Trong tổng mức giảm 146,49 điểm thì Top 10 cổ phiếu ảnh hưởng nhất làm giảm 57,3 điểm. Đó là VCB, MSN, TCB, HPG, BID, VPB, GVR, GAS, MWG và MBB.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng chiếm khá nhiều trong số các mã giảm gây ảnh hưởng nhất. Thực ra nhóm này là những cổ phiếu blue-chips lao dốc nặng nhất thị trường, thậm chí có 2 phiên sàn hàng loạt. Một số mã ngân hàng không lọt vào Top 10 nói trên, nhưng mức giảm giá còn ghê gớm hơn, như PGB giảm 23,02%, BVB giảm 22,78%, OCB giảm 22,07%, VBB giảm 20,29%, STB giảm 19,8%, MSB giảm 18,75%...

“Tội đồ” nào khiến VN-Index có tuần lao dốc kỷ lục 26 tháng?
Diễn biến giao dịch VN-Index tuần qua

Điểm chung của hầu hết các cổ phiếu lớn giảm mạnh tuần qua là hiện tượng “thủng đáy” hàng loạt, thậm chí là mức hỗ trợ trung hạn. Ví dụ, VCB giảm 5,2% trong phiên cuối tuần qua, xuống mức 73.000 đồng đã phá vỡ ngưỡng hỗ trợ 7 tháng. TCB cũng xuyên thủng mức hỗ trợ 7 tháng ngay từ đầu tuần và cả tuần lao dốc 18,55%. VPB thủng đáy 10 tháng từ hôm thứ Năm ngày 12/5. MSN thủng hỗ trợ 9 tháng, HPG vỡ đáy 6 tháng, GVR mất đáy 8 tháng...

Không có gì khó hiểu khi phiên cuối tuần thị trường chứng kiến đà bán tháo quay lại ở nhóm cổ phiếu blue-chips. VN30-Index sụt giảm 4,4% khi nhà đầu tư nhìn thấy rất nhiều cổ phiếu lớn phá đáy hỗ trợ trung hạn, nghĩa là rủi ro giảm thêm sẽ còn tiếp.

Điều này rất có thể xảy ra, vì theo lý thuyết phân tích kỹ thuật, một ngưỡng hỗ trợ mạnh, trong thời gian dài, bị phá vỡ tức là cổ phiếu đang mất cân bằng nghiêm trọng về cung cầu. Thua lỗ gia tăng nhanh càng khuyến khích nhà đầu tư bán cắt lỗ nhiều hơn, từ đó làm căng thẳng thêm sự mất cân bằng.

Hệ quả là VN-Index chỉ có khả năng cân bằng kỹ thuật nếu các cổ phiếu dẫn dắt có khả năng cân bằng. Hiện tại số không nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn đang còn giữ được các mốc hỗ trợ trung hạn. Ví dụ VIC từ đầu tháng 4 đến nay giảm rất ít, hầu như không chịu ảnh hưởng từ biến động chung trên thị trường. VHM từ đầu tháng 5 tới nay còn tăng giá. GAS, trụ dầu khí vẫn đang loanh quanh mức giá đáy tháng 4 vừa qua. NVL đang cố gắng giữ đáy tháng 3/2022, BID đang loanh quanh vùng đi ngang từ tháng 9 - 10 năm ngoái. VNM đã trở về ngay đáy tháng 3/2020, thời Covid bắt đầu xuất hiện. Những cổ phiếu này có khả năng ổn định trong ngắn hạn làm giảm bớt áp lực chung ở số cổ phiếu đã phá đáy.

Đối với nhóm blue-chips đang “rơi tự do”, kịch bản đẹp là có lực cầu bắt đáy vào đủ lớn để tự tạo một đáy. Kịch bản xấu là giá sẽ tiếp tục giảm đến ngưỡng hỗ trợ mạnh hơn, thu hút chú ý nhiều hơn, kích thích lòng tham lớn hơn.

Đảo ngược tâm lý có dễ?

Hai lực cơ bản trên thị trường chứng khoán là lòng tham và nỗi sợ hãi. Cứ mỗi khi một bên lên đến đỉnh điểm thì thị trường lại đảo chiều. Thời điểm tháng 4 vừa rồi khi VN-Index lần thứ 3 vượt 1.500 điểm, hàng loạt báo cáo phân tích kỳ vọng thị trường sẽ lên 1.900 điểm hay 2.000 điểm thậm chí cao hơn, thị trường lại đảo chiều lao dốc. Lúc này thị trường hoảng loạn, vài lần bắt đáy sai đã bị giải chấp liên tục và ai cũng nghĩ thị trường sẽ lao dốc khủng khiếp hơn, ví dụ về 1.000 điểm hay 950 điểm, thì hoàn toàn có thể lại xuất hiện đảo chiều phục hồi.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

CK

Giá đóng

cửa

ngày 13/5

Giá đóng

cửa

ngày 6/5

Mức

giảm

(%)

CK

Giá đóng

cửa

ngày 13/5

Giá đóng

cửa

ngày 6/5

Mức

tăng

(%)

PET

33.05

43.75

-24.46

PDN

112.3

98.2

14.36

HAX

18.6

24.6

-24.39

PNC

10.3

9.01

14.32

VGC

34.6

45.2

-23.45

EMC

23.35

20.85

11.99

TTF

8.75

11.4

-23.25

COM

53

47.65

11.23

DXS

21.3

27.7

-23.1

BBC

73.9

69.1

6.95

FRT

109.2

141.9

-23.04

ABT

43.7

40.95

6.72

PSH

12.9

16.7

-22.75

BAF

32

30

6.67

SGT

25.65

33.2

-22.74

FIR

39.2

36.85

6.38

GEX

20.6

26.55

-22.41

SC5

23.9

22.6

5.75

GSP

10.1

13

-22.31

EIB

31.3

29.6

5.74

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

CK

Giá đóng

cửa

ngày 13/5

Giá đóng

cửa

ngày 6/5

Mức

giảm

(%)

CK

Giá đóng

cửa

ngày 13/5

Giá đóng

cửa

ngày 6/5

Mức

tăng

(%)

BVS

18

24.7

-27.13

VLA

50

43.3

15.47

UNI

16.1

22

-26.82

VE3

10.7

9.7

10.31

MBS

20.2

27.6

-26.81

QHD

44.2

40.1

10.22

PVG

8.7

11.7

-25.64

SGD

17

15.5

9.68

PSD

26.1

34.6

-24.57

POT

30.8

28.6

7.69

CMS

17.4

22.9

-24.02

BBC

73.9

69.1

6.95

DXS

21.3

27.7

-23.1

ABT

43.7

40.95

6.72

THD

84.5

109.4

-22.76

PIA

31

29.1

6.53

ITQ

5.1

6.6

-22.73

CTT

20.5

19.4

5.67

BNA

32

41.4

-22.71

HMH

19.9

19

4.74

Dĩ nhiên động lực có khả năng dẫn đến đảo chiều phải là dòng tiền rất lớn. Thị trường cần sự chuyển giao cổ phiếu khổng lồ từ những người bi quan sợ hãi, sang những người bảo toàn được đồng vốn trong giai đoạn khó khăn vừa qua. Thực ra hãy nghĩ đến 1 điều: Ngoài số ít nhà đầu tư thua lỗ quá sợ hãi rút nốt phần tiền còn sót lại và rời bỏ thị trường, việc thua lỗ của người này sẽ là lợi nhuận của người khác. Lượng tiền trong thị trường vẫn vậy, chỉ chuyển từ túi người này sang túi người khác. Nếu nhìn từ góc độ này thì thị trường không thiếu tiền, chỉ là người thắng thời gian qua chưa mua vào mạnh mẽ.

Thanh khoản tăng dần lên trong chiều giá cổ phiếu lao dốc sau một thời gian dài thường là tín hiệu của việc tiền quay lại mua. Đây là lúc nhà đầu tư phần lớn tin rằng giá sẽ còn giảm tiếp, nên số đông sẽ chọn giải pháp bán chứ không phải mua. Những người đi ngược dòng trào lưu này là những người tự tin, quyết đoán và có tiền.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị

khớp lệnh

(tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài

mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài

bán (tỉ đồng)

4.5.2022

15,092.5

462.1

693.1

5.5.2022

15,989.4

1,216.0

875.4

6.5.2022

16,227.2

1,233.4

1,270.4

9.5.2022

19,028.2

1,365.8

756.2

10.5.2022

17,536.6

1,739.2

1,006.1

11.5.2022

11,324.4

962.2

1,096.8

12.5.2022

15,541.9

768.7

881.8

13.5.2022

20,300.5

1,693.4

1,689.7