Theo chuyên gia của IFC, trong khung quy định pháp lý về bao thanh toán, yếu tố quản trị, yêu cầu đầu vào đối với những đơn vị muốn cung cấp dịch vụ bao thanh toán, quy trình ủy quyền và cơ chế cấp phép của tổ chức bao thanh toán là những nội dung nên được quan tâm.

VNBA thảo luận các nội dung hoàn thiện pháp lý cho hoạt động bao thanh toán
VNBA thảo luận các nội dung hoàn thiện pháp lý cho hoạt động bao thanh toán. Ảnh: T.L
Xây dựng các quy định hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Người tiêu dùng Việt ngày càng ưa chuộng các phương thức thanh toán không tiếp xúc

Ngoài ra, đại diện các tổ chức tài chính có một số đề xuất đối với Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể về cơ chế quản lý và vận hành sản phẩm từ các khía cạnh: thẩm định tín dụng, nhận biết khách hàng (KYC); thỏa thuận ký kết với bên bán/bên mua; quản lý rủi ro tín dụng.

Các tổ chức tài chính nước ngoài cũng đề cập các dịch vụ khác liên quan đến bao thanh toán; thanh toán lãi, phí trong dịch vụ bao thanh toán; đồng tiền bao thanh toán cho bên bán và bên mua; phân loại nợ và trích lập dự phòng; đơn giản hóa thẩm định tín dụng; ngôn ngữ bao thanh toán cần được linh hoạt… Đây là những khía cạnh thực tế về hoạt động bao thanh toán dưới góc nhìn của các ngân hàng có yếu tố nước ngoài, cần được lưu ý trong dự thảo thông tư ban hành sắp tới của Ngân hàng Nhà nước.

Ở góc độ ngân hàng trong nước, một số ngân hàng đề cập các vấn đề họ quan tâm: cần có hướng dẫn chi tiết về các khoản nợ lãi và các chi phí phát sinh; thời hạn bao thanh toán cần được điều chỉnh; hướng dẫn cụ thể hơn về các nghĩa vụ giám sát về các hoạt động bao thanh toán…