Thủ tướng yêu cầu triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi trong tháng 3 |
Trong đó, có 4.027 trường hợp dương tính với sởi tại 62 tỉnh, thành phố; 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi, số mắc tăng cao so với cùng kỳ năm 2024 (111 trường hợp).
Số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (54,9%), miền Trung (20%), miền Bắc (16,4%), Tây Nguyên (8,7%).
Thông tin về kết quả triển khai tiêm chủng năm 2024, Bộ Y tế cho biết, 31 tỉnh, thành phố đã xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm chủng chiến dịch từ tháng 10/2024, sau 5 tháng đã tiêm được 1.231.808/1.276.240 đối tượng, đạt tỷ lệ 96,5 %, đạt mục tiêu theo kế hoạch của Bộ Y tế.
![]() |
Các tỉnh, thành phố đang tích cực triển khai để đầy nhanh tiến độ tiêm chủng. Ảnh: TL |
Tuy nhiên, còn 7/31 tỉnh, thành phố (Bình Dương, Thanh Hóa, Hậu Giang, Tiền Giang, Cần Thơ, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau) có tỷ lệ >90 % nhưng chưa đạt mục tiêu theo kế hoạch của Bộ Y tế.
Đến nay, 28 tỉnh, thành phố đã hoàn thành chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi giai đoạn 1 và còn 3 địa phương (Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang) đang tiếp tục tiêm bù, tiêm vét.
Đối với năm 2025, Bộ Y tế cho biết nhóm 1-10 tuổi: 17/17 tỉnh, thành phố đã ban hành kế hoạch, bắt đầu triển khai từ tháng 2/2025;
Nhóm từ 6-9 tháng tuổi: 25/25 tỉnh, thành phố đã ban hành kế hoạch và bắt đầu triển khai tiêm vào cuối tháng 2-3/2025;
Tỷ lệ tiêm ở nhóm trẻ từ 6-9 tháng tuổi tại 24 địa phương là 30,1% (38.774/129.009 trẻ). Tỷ lệ tiêm ở nhóm 1-10 tuổi tại 17 tỉnh, thành phố là 59,7% (125.795/210.573 trẻ).
Như vậy, trong năm 2024-2025, chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi được triển khai tại 45 tỉnh, thành phố sử dụng vaccine từ nguồn viện trợ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) 1,5 triệu liều và nguồn tự mua của TP. Hồ Chí Minh…
Hiện các tỉnh, thành phố đang tích cực triển khai để đầy nhanh tiến độ tiêm chủng theo Công điện số 23/CĐ-TTg ngày 15/3/2025 của Chính phủ và tiếp tục tổ chức tiêm chủng chiến dịch vaccine phòng bệnh sởi đợt 2 năm 2025 (54 tỉnh, thành phố).
Bộ Y tế cho biết, đa số trường hợp mắc bệnh ở nhóm trẻ em từ 9 tháng tuổi đến dưới 15 tuổi (72,7%). Chủ yếu bệnh nhân mắc sởi đều không được tiêm vaccine phòng bệnh sởi hoặc không rõ về tình trạng tiêm chủng chiếm hơn 95%. Bệnh ghi nhận chủ yếu ở các thành phố lớn, di biến động dân cư cao, tuy nhiên đã có xu hướng gia tăng tại các tỉnh miền núi. |