trang 7

Cần khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

nhưng thực tế thời gian qua đã có nhiều chính sách ưu đãi theo khu, địa bàn, đối tượng… mà các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm đạt tiêu chí và được hưởng các chính sách đó.

Hưởng lợi nhiều từ cơ chế chính sách tài chính

Ông Lợi đơn cử như chính sách thuế, phí, lệ phí, dù là thống nhất theo các luật thuế hiện hành cho các địa phương trong cả nước, không phân biệt địa phương hay VKTTĐ; tuy nhiên, các chính sách ưu đãi thuế, trong đó các khu kinh tế, các dự án thuộc địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, các dự án thuộc một số lĩnh vực ưu tiên phát triển được áp dụng mức ưu đãi cao hơn so với các dự án bên ngoài các khu kinh tế, các địa bàn này.

Tương tự, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hiện hành cũng không quy định ưu đãi thuế cho VKTTĐ mà chỉ áp dụng ưu đãi thuế TNDN đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao; và dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế (nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định)...

Bên cạnh các cơ chế, chính sách chung, từng VKTTĐ cũng như từng địa phương trong VKTTĐ cũng đã có một số cơ chế chính sách về đất đai nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng cũng như của cả nước.

Mặc dù vậy, theo ông Nguyễn Viết Lợi, trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, việc xây dựng và triển khai các giải pháp khuyến khích phát triển VKTTĐ cần quán triệt nguyên tắc chủ đạo là tập trung mạnh vào việc tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách cho VKTTĐ, giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy nội lực để phát triển kinh tế, tạo ra nguồn tài chính ngày càng lớn, vừa thoả mãn nhu cầu của các địa phương trong vùng, vừa làm tốt nghĩa vụ với Nhà nước và hỗ trợ các vùng khác cùng phát triển. Qua đó, hình thành một hệ thống chính sách tài chính toàn diện thúc đẩy phát triển các VKTTĐ, đồng thời tạo được đòn bẩy để phát triển cũng như tạo động lực lan tỏa giữa các địa phương trong VKTTĐ.

Khuyến khích đầu tư cơ sở hạ tầng

Vì vậy, ông Lợi cho rằng, những cơ chế, chính sách, giải pháp tài chính đưa ra phải đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản như: Đảm bảo tính ổn định, phù hợp với từng giai đoạn phát triển chiến lược của đất nước; cải cách hành chính theo hướng thông thoáng, giảm tối đa các quy định phiền hà gây trở ngại cho hoạt động kinh doanh trong vùng; cơ chế phân cấp, phân quyền trong VKTTĐ cần được quy định rõ ràng, đảm bảo tính chủ động và độc lập tương đối của chính quyền các địa phương trong VKTTĐ; cơ chế, chính sách đưa ra phải có tác động thúc đẩy phát triển VKTTĐ theo định hướng, mục tiêu và nhiệm vụ đã đặt ra; phải nằm trong chiến lược phát triển trung và dài hạn của quốc gia...

Tuy nhiên, có một nghịch lý mà ông Lợi chỉ ra đó là, ngay cả khi có chính sách ưu đãi về chi ngân sách, kể cả chi đầu tư và chi thường xuyên thì nguồn lực vẫn còn hạn chế, chưa đảm bảo được nhu cầu đầu tư phát triển. Ngoài ra, một số chính sách khác như thu hút ODA, vay nợ lại còn bị giới hạn bởi tính ưu tiên của dự án và sự quan tâm của các nhà tài trợ cũng như là khả năng trả nợ của ngân sách. Trong khi đó, bản thân trong VKTTĐ lại có các khu kinh tế có thể được hưởng những ưu đãi đặc biệt hơn về thuế, chính sách đất đai… theo các luật thuế hiện hành.

Với thực trạng này, theo ông Lợi chính sách tài chính nên hướng vào các khu kinh tế bao gồm cả khu công nghiệp, khu chế xuất, qua đó hướng vào các VKTTĐ. Đồng thời, chính sách ưu tiên phân bổ ngân sách cũng phải mang tính trọng điểm, tạo đột phá. Các vùng phải có chiến lược, chính sách cụ thể để định hướng phát triển và đầu tư xây dựng các dự án kết cấu hạ tầng trong tỉnh và liên kết vùng. Đây phải được xem là điều kiện quan trọng trong việc xem xét nâng mức đầu tư, mức bổ sung có mục tiêu cho các tỉnh thuộc VKTTĐ khi triển khai thực hiện Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2015. Song song với đó là hình thành cơ chế kiểm tra giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của địa phương để xác định tính chất ưu tiên của các dự án cũng như nhu cầu hỗ trợ và phương án hỗ trợ từ ngân sách trung ương.

Về dài hạn, ông Lợi nhấn mạnh, cần tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách về tài chính để khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (hình thức kết hợp công tư, phương thức BOT, BT…). Từng bước tiếp cận với các nguồn vốn dài hạn từ các tổ chức tài chính quốc tế, các nguồn vốn từ các quỹ đầu tư... để huy động nguồn vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng.

Tổng thu NSNN trên địa bàn các vùng KTTĐ năm 2015 (số dự toán) gấp 1,37 lần tổng thu NSNN trên địa bàn các vùng KTTĐ năm 2010. Thu NSNN trên địa bàn các vùng KTTĐ giai đoạn 2010 - 2015 chiếm trung bình 84% tổng thu NSNN cả nước.

H.M