Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, trải qua bao thăng trầm, nhưng vẫn để lại cho hậu thế nhiều di tích văn hoá, lịch sử nổi tiếng. Việc đi lễ này đã trở thành một nét đẹp trong truyền thống văn hóa tâm linh của người Việt nói chung, người dân Hà Thành nói riêng. Mỗi ngôi đền lại mang ý nghĩa và những nét đặc trưng riêng.

Đền, chùa của Hà Nội nhộn nhịp người du xuân, xin chữ ngày mùng 1 Tết
Từ sớm mùng 1 Tết, người dân Thủ đô và du khách đã đổ về Đền Ngọc Sơn, quận Hoàn Kiếm du xuân, chiêm bái, cầu chúc một năm an lành. Ảnh: Hải Anh

Trong ngày mùng 1 Tết Ất Tỵ 2025, phóng viên TBTCVN đã có chuyến khảo sát, ghi lại một số hình ảnh sinh động của người dân Thủ đô và du khách đến chiêm bái những ngôi đền, chùa cổ có ngàn năm tuổi, biểu tượng của đời sống tâm linh và văn hoá của người Việt.

Đền, chùa của Hà Nội nhộn nhịp người du xuân, xin chữ ngày mùng 1 Tết
Trong sáng ngày mùng 1 Tết, khá đông du khách trong nước...
Đền, chùa của Hà Nội nhộn nhịp người du xuân, xin chữ ngày mùng 1 Tết
... và cả người nước ngoài đến du xuân, xin chữ lấy may, gửi gắm nguyện ước công danh, trí lực đầu năm tại Đền Ngọc Sơn. Ảnh: Hải Anh
1 Tết Ất Tỵ, 2025: Du xuân, xin chữ ở đền chùa linh thiêng bậc nhất chốn kinh kỳ
Du khách đến lễ tại Đền Quán Thánh...
1 Tết Ất Tỵ, 2025: Du xuân, xin chữ ở đền chùa linh thiêng bậc nhất chốn kinh kỳ
... và Đền Bạch Mã. Ảnh: Hải Anh
1 Tết Ất Tỵ, 2025: Du xuân, xin chữ ở đền chùa linh thiêng bậc nhất chốn kinh kỳ
Chùa Trấn Quốc tấp nập người dân đến du xuân ngày mùng 1 Tết. Ảnh: Hải Anh

Du khách đến Hà Nội trong những ngày này không thể không đặt chân đến Đền Ngọc Sơn, Phủ Tây Hồ và “Thăng Long Tứ trấn” (Đền Bạch Mã, Đền Voi Phục, Đền Kim Liên và Đền Quán Thánh). Đây là 4 ngôi đền có lịch sử lâu đời, bảo vệ và che chở cho mảnh đất Thăng Long. Những ngôi đền này hiện đang thờ 4 vị thần trấn giữ 4 góc thành Thăng Long xưa.