Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải có chiến lược rõ ràng phát triển kinh tế tư nhân
Gạo được bày bán tại siêu thị ở Penang, Malaysia. Ảnh: AFP

Cụ thể, trong tháng 2, chỉ số giá lương thực đạt trung bình 127,1 điểm, tăng 1,6% so với tháng Một và tăng tới 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sự gia tăng này chủ yếu do giá đường tăng tới 6,6% so với tháng 1, xuất phát từ lo ngại về tình trạng thiếu nguồn cung toàn cầu cho mùa vụ 2024-2025, một phần do thời tiết bất lợi ở Brazil.

Ngoài ra, giá sữa cũng tăng 4% so với tháng Một do cầu vượt cung tại các khu vực xuất khẩu chính.

Giá dầu thực vật cũng tăng 2% trong cùng thời điểm và tăng tới 29,1% so với tháng 2/2024, chủ yếu do giá dầu cọ, dầu đậu nành và dầu hướng dương tăng cao.

Trong khi đó, giá ngũ cốc tăng nhẹ 0,7% so với tháng 1. Giá lúa mì tăng do nguồn cung thắt chặt ở Nga và lo ngại về tình hình cây trồng ở Đông Âu và Bắc Mỹ.

Giá ngô cũng tiếp tục tăng do nguồn cung thắt chặt ở Brazil và nhu cầu mạnh của Mỹ. Ngược lại, giá gạo giảm 6,8% và giá thịt giảm nhẹ 0,1%.

Trong báo cáo khác, FAO dự báo sản lượng lúa mì toàn cầu sẽ chỉ tăng nhẹ trong năm nay, ước đạt 796 triệu tấn, cao hơn khoảng 1% so với năm 2024.

Sản lượng gạo dự báo đạt mức cao kỷ lục 543 triệu tấn trong mùa vụ 2024 - 2025, nhờ triển vọng mùa màng bội thu ở Ấn Độ và điều kiện canh tác thuận lợi ở Campuchia và Myanmar.

FAO cũng đã điều chỉnh ước tính về sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2024 lên 2,842 tỷ tấn, tăng nhẹ so với năm 2023./.