Những điều cần biết trước quyết định lãi suất của FED Nếu FED tăng lãi suất trở lại, có thể sẽ tạo ra "cơn bão" tiếp theo
FED tăng lãi suất hay không trong cuộc họp tháng 6?
Báo cáo việc làm "màu hồng" ngày 2/6 nhấn mạnh một kịch bản FED có thể quyết định giữ lãi suất ổn định vào tháng 6 và sau đó sẽ tăng vào cuối mùa hè. Ảnh: Reuters

FED khả năng cao sẽ dừng tăng lãi suất trong tháng 6

Đối với FED, quyết định lãi suất "phụ thuộc vào dữ liệu" có thể phức tạp hơn mong muốn, song với báo cáo việc làm tháng 5 mới được công bố ngày 2/6/2023, đã vượt qua kỳ vọng khi các nhà tuyển dụng tạo thêm 339.000 việc làm trên nhiều ngành công nghiệp. Dữ liệu lạm phát chủ chốt kể từ cuộc họp chính sách cuối cùng vào tháng 5 vừa qua cũng tăng.

Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt lên 3,7%, từ mức 3,4% trong tháng trước, tốc độ tăng lương theo giờ chậm lại và số giờ làm việc giảm khiến các nhà đầu tư và nhà phân tích vẫn kỳ vọng FED sẽ giữ nguyên chính sách trong ít nhất một năm. Cuộc họp vào ngày 13-14/6 tới nhằm tìm kiếm thêm các xác nhận rằng, nền kinh tế đang hạ nhiệt hoặc phải duy trì lãi suất cao hơn.

Kathy Bostjancic - Kinh tế trưởng của Nationwide cho biết, ngân hàng trung ương Mỹ dường như "có xu hướng bỏ qua việc thắt chặt vào tháng 6 nhưng có thể tiếp tục thắt chặt vào tháng 7. Dữ liệu việc làm mạnh mẽ đã hỗ trợ cho hành động đó".

Các nhà hoạch định chính sách của FED trong những tuần gần đây đã cố gắng hết sức để giữ cho các lựa chọn của họ luôn mở, với những người có xu hướng tăng lãi suất nhiều hơn thừa nhận khả năng giữ ổn định và những người lo lắng về lãi suất cao hơn thừa nhận lạm phát cao dai dẳng có thể buộc họ phải làm chậm nền kinh tế hơn nữa.

Các quan chức FED sẽ nhận được một báo cáo lạm phát công khai khi dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng của Bộ Lao động Mỹ công bố vào ngày 13/6 tới, ngay trước khi FED quyết định lãi suất vào ngày 14/6. Các nhà hoạch định chính sách của FED bắt đầu giai đoạn “tạm dừng” từ cuối tuần này, trước khi tập trung tại Washington để bắt đầu cuộc họp truyền thống của họ mà không có bất cứ cuộc thảo luận nào về triển vọng kinh tế và chính sách của mình.

Giữa những quan điểm khác nhau giữa Mỹ và các ngân hàng trung ương khác - nơi lạm phát vẫn là rủi ro chi phối và một nơi mà nền kinh tế sắp “oằn lưng” xuống - các quan chức tại cuộc họp ngày 13 - 14/6 sắp tới của FED, trong các dự báo kinh tế mới, sẽ phải đưa ra những quyết định cứng rắn thông qua các dữ liệu mà họ đã miễn cưỡng tiết lộ.

Đặc biệt, "biểu đồ dấu chấm" (biểu đồ lãi suất của FED) trong bản Tóm tắt dự đoán kinh tế sẽ cho biết liệu phần lớn các quan chức FED, như họ đã làm kể từ tháng 12 năm ngoái, có tiếp tục xem phạm vi lãi suất chuẩn qua đêm ở mức 5,00% - 5,25% hiện tại là đủ để giảm lạm phát hay không, hoặc cần thiết phải có mức lãi suất cao hơn bất kể rủi ro đối với nền kinh tế có thể đang mất dần động lực.

Nếu tâm lý đang tạm thời nghiêng về việc giữ lãi suất ổn định vào lúc này, thì kết quả không phải là một quan điểm cố định và cũng sẽ không báo hiệu điều gì có thể xảy ra tiếp theo.

Tiffany Wilding – chuyên gia kinh tế Bắc Mỹ của PIMCO, đã cho biết trong một phân tích: “Chúng tôi không rõ ai trong số những người tham gia dự báo ​​​​tỷ lệ lãi suất cuối cùng là 5,25% vào tháng 3 năm ngoái đã thay đổi quan điểm của họ”. Bà cũng kỳ vọng FED sẽ giữ lãi suất chính sách ổn định trong tháng này, "đồng thời gợi ý về khả năng tăng thêm" như một cách để thỏa hiệp giữa các quan điểm khác nhau và giữ áp lực lên các điều kiện tài chính.

Không loại trừ các thay đổi

Tại cuộc họp ngày 2 – 3/5 vừa qua, FED đã thông qua lần tăng lãi suất thứ 10 liên tiếp kể từ tháng 3/2022, nhưng khi làm như vậy, họ đã chuyển chiến thuật từ con đường thắt chặt rõ ràng sang một cách tiếp cận mơ hồ hơn, "từng cuộc họp" mà theo lý thuyết sẽ cho phép dữ liệu để hình thành các lựa chọn chính sách.

FED tăng lãi suất hay không trong cuộc họp tháng 6?
FED còn chờ thêm báo cáo lạm phát ngày 13/6 tới, trước khi quyết định mức lãi suất tiếp theo vào ngày 14/6. Ảnh: Reuters

Điều chưa được nêu ra là các nhà hoạch định chính sách sẽ phản ứng thế nào khi đối mặt với một số dữ liệu nhất định - chẳng hạn như lạm phát cao hơn hoặc tăng trưởng việc làm mạnh hơn dự đoán trong cả tháng 4 và tháng 5 - và quan điểm của nhà đầu tư về kết quả của cuộc họp tháng 6 đã không còn ổn định.

Trong hai tuần qua, các hợp đồng gắn liền với lãi suất quỹ liên bang đã tăng vọt từ định giá tạm dừng tăng lãi suất trong tháng này sang định giá tăng, thậm chí sau báo cáo việc làm, một lần nữa cho thấy FED có khả năng "bỏ qua" tăng lãi suất tại cuộc họp sắp tới để chỉ đưa ra một lần tăng nữa vào tháng 7, sau đó bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 11 tới.

Chủ tịch FED Jerome Powell và những quan chức khác nhấn mạnh các quyết sách “thất thường” đó không phải là quan điểm bền vững của họ. Thay vào đó, mục đích của họ là nhằm đạt được một tỷ lệ lãi suất "đủ hạn chế" và duy trì ở đó cho đến khi lạm phát rõ ràng đang giảm xuống mức mục tiêu 2% của FED. Lạm phát hiện tại đang cao hơn gấp đôi mức mục tiêu trên.

Các nhà kinh tế, bao gồm cả những người theo dõi kỳ cựu của FED, cũng bị chia rẽ bởi hai luồng quan điểm: Một bên cho rằng lạm phát và nền kinh tế đang trên bờ vực suy thoái nhanh chóng khiến ngân hàng trung ương sẵn sàng tăng lãi suất do lạm phát kéo dài và một bên cho rằng, FED đang quản lý một cách khéo léo, hướng tới một cuộc "hạ cánh mềm", trong đó nền kinh tế và lạm phát chậm lại mà không gây ra suy thoái.

Tuy nhiên, ý kiến ​​​​đã được thay đổi nhanh chóng. Việc Bộ Lao động Mỹ công bố một báo cáo vào ngày 31/5 cho thấy sự gia tăng bất ngờ về cơ hội việc làm đã ảnh hưởng đến quyết định tăng lãi suất của FED. Nhận xét của Thống đốc FED Philip Jefferson, người mới được Tổng thống Joe Biden lựa chọn là ứng cử viên Phó Chủ tịch FED, vào cuối ngày hôm đó đã nghiêng về quan điểm tạm dừng khi ông nói rằng "bỏ qua việc tăng lãi suất tại cuộc họp sắp tới sẽ cho phép ủy ban xem thêm dữ liệu" trước khi quyết định xem có cần duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt hơn hay không.

Đối với Larry Meyer - cựu Thống đốc FED, người phân tích chính sách tiền tệ cho công ty tư vấn có trụ sở tại Washington, việc tăng vọt cơ hội việc làm "đã đẩy chúng tôi đến bờ vực" khi tin rằng, ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất một lần nữa trong cuộc họp tháng 6. Nhưng, "điều đó không có nghĩa là chúng tôi có niềm tin lớn" về kết quả, ông viết.

Ở một khía cạnh khác, Ian Shepherdson - Kinh tế trưởng của Pantheon Macroeconomics, tại một cuộc họp ngắn trong tuần này đã liệt kê một danh sách các dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang lao dốc, từ đầu tư kinh doanh suy yếu đến tâm lý doanh nghiệp giảm xuống khi dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, một dữ liệu quan trọng đại diện cho chi tiêu dịch vụ, cần phải hạ nhiệt để lạm phát giảm xuống.

Tuy nhiên, triển vọng của Shepherdson về quyết định của FED được “đóng khung” với sự thiếu chắc chắn, ở một khía cạnh nào đó, được coi như một chiến thắng của ngân hàng trung ương khi đang cố gắng tránh đưa ra những lời hứa.

"Tôi thực sự nghĩ rằng họ đã hoàn thành" việc tăng lãi suất, ông nói, nhưng: "Tôi không thể loại trừ một đợt tăng lãi suất khác vào tháng 6".