Cụ thể, các ngân hàng thương mại là tổ chức phát hành áp đảo trên thị trường sơ cấp trái phiếu doanh nghiệp tháng 7/2024, với giá trị phát hành trong tháng đạt hơn 27 nghìn tỷ đồng, chiếm tới 87% tổng giá trị.

Trái phiếu phát hành mới vẫn tập trung ở các kỳ hạn 3 năm và trên 5 năm để củng cố nguồn vốn trung dài hạn của các ngân hàng khi chưa tăng được vốn điều lệ.

FiinRatings: Ngân hàng vẫn là động lực chính của thị trường trái phiếu doanh nghiệp
FiinRatings: Ngân hàng vẫn là động lực chính của thị trường trái phiếu. Ảnh: T.L
Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp theo chiều sâu, chuyên nghiệp, bền vững Agribank phát hành thành công 100 triệu trái phiếu ra công chúng

Trong khi đó, hoạt động huy động qua kênh trái phiếu của ngành bất động sản vẫn ảm đạm khi tháng 7 chỉ ghi nhận 3 đợt phát hành với tổng giá trị 3,8 nghìn tỷ đồng.

Tính cả 7 tháng đầu năm 2024, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt 178,5 nghìn tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên, riêng giá trị trái phiếu phi ngân hàng giảm 32%.

Họạt động mua lại trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 7/2024 đạt gần 32,1 nghìn tỷ đồng (tăng 26,1% so với tháng trước). Nhóm ngân hàng tiếp tục là đối tượng chủ yếu thực hiện mua lại, chiếm tới 90% giá trị trong tháng.

Ở thị trường thứ cấp, trong tháng 7/2024, giá trị giao dịch trái phiếu riêng lẻ đạt 89,1 nghìn tỷ ghi nhận giảm hơn 15% so với tháng trước đó do tháng 6 lượng thanh khoản ở nhóm trái phiếu ngân hàng tương đối cao. Ngành ngân hàng và bất động sản vẫn chiếm đa số giao dịch, với giá trị giao dịch trái phiếu 2 ngành giảm lần lượt 55% và 17%.

Về lợi tức giao dịch trên thị trường thứ cấp, nhóm trái phiếu ngân hàng vẫn duy trì tỷ suất lợi tức dao động từ 5 - 8%, trong khi lợi tức của nhóm doanh nghiệp phi ngân hàng chủ yếu từ 7 - 13%./.