![]() |
Theo tính toán, giá bán điện mới là 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Ảnh tư liệu |
PV: Có ý kiến cho rằng, tăng giá điện trong bối cảnh nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc vừa chịu tổn thất của cơn bão số 3 (Yagi) sẽ tạo ra khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình phục hồi sản xuất và ổn định đời sống dân sinh, ảnh hưởng nhất định đến chỉ số CPI. Ông có bình luận ra sao về ý kiến này?
![]() |
GS. TS Đinh Trọng Thịnh: Chỉ số CPI được các chuyên gia dự báo từ cuối năm 2023 và tháng 6/2024 đều đưa ra kịch bản tăng giá điện vào cuối năm 2024. Tôi cho rằng tăng 4,8% là mức vừa phải, trong bối cảnh thời gian còn lại của năm 2024 chỉ khoảng hơn 2 tháng.
Dự báo lạm phát trong năm nay vẫn dao động từ 3,8 - 4,1%. Trong tháng 10, nhiều nhóm hàng hóa có dấu hiệu giảm giá, nên giá điện tăng trong thời điểm này không đáng lo ngại.
Ngành năng lượng trở thành ngành kinh tế năng độngPGS. TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, việc phát triển năng lượng, trong đó có năng lượng điện cần thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, cần chú ý đến yêu cầu đưa ngành năng lượng trở thành ngành kinh tế năng động, đóng góp rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại nhiều địa phương và đất nước. Tích cực thực hiện chuyển đổi ngành năng lượng sang hoạt động theo cơ chế thị trường; huy động được nguồn lực lớn cho đầu tư phát triển với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, nòng cốt là các doanh nghiệp nhà nước. |
Việc tăng giá điện đã được tính toán ở mức sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến sản xuất và đời sống kinh doanh. Theo tính toán của EVN, giá bán điện mới là 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành. Nhóm khách hàng đông đảo nhất tiêu thụ từ 101 kWh - 200 kWh/ 1 tháng, mức tăng tiền điện khoảng hơn 19.000 đồng/hộ/tháng. Các nhóm sử dụng nhiều điện hơn, số tăng sẽ nhiều hơn như nhóm khách hàng sử dụng điện từ 400 kWh trở lên, mức tăng tiền điện khoảng 62.000 đồng/hộ/tháng.
Mức tác động đến khách hàng sinh hoạt phổ biến (tiêu thụ dưới 200 kWh/tháng) ở mức vừa phải, trong khi các nhóm khách hàng có mức tiêu thụ điện cao hơn sẽ chịu mức tăng đáng kể hơn. Các hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện hàng tháng tương đương với lượng điện sử dụng 30kWh/hộ/tháng.
Tôi cho rằng, việc tăng giá điện thêm 4,8% là mức vừa phải và sẽ không tác động lớn đến lạm phát cả năm, đặc biệt khi tăng trong giai đoạn cuối năm thì chỉ ảnh hưởng khoảng 0,04%. Thực tế hiện nay, lạm phát vẫn ở mức ổn định. Trong tháng 10, 11/2024, do nhiều yếu tố lạm phát thậm chí có thể giảm nhẹ.
Tuy nhiên, với mức tăng giá điện 4,8% trong 2 tháng cuối năm vẫn chưa thể nào bù lại được số lỗ của EVN. Theo tính toán thời điểm tháng 8-9, giá mua điện bình quân đang cao hơn giá bán điện bình quân khoảng 6%. Do đó, EVN lỗ tiếp là điều khó tránh khỏi. Mức mức tăng giá điện phải cân đối hài hòa giữa nhiều yếu tố an sinh xã hội, đời sống nhân dân và nền kinh tế. Nếu để EVN thoát lỗ, mức tăng phải trên 6%.
PV: Tăng giá điện sẽ tác động và tác động ở mức cho phép đến đời sống người dân. Tuy nhiên để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phục hồi sau cơn bão Yagi, cần có giải pháp nào, thưa ông?
PGS. TS Đinh Trọng Thịnh: Trong bối cảnh hiện nay, theo tôi các cơ quan chức năng như lực lượng quản lý thị trường tiếp tục kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hơn, ngăn chặn các hành vi lợi dụng việc tăng giá điện để tăng giá không hợp lý. Đây là giải pháp quan trọng.
Để hỗ trợ doanh nghiệp, theo tôi, về phía cơ quan quản lý nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh số hoá, đơn giản hoá thủ tục hành chính, giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận thị trường…Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, áp dụng sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn, từ đó đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, bù đắp việc tăng giá điện.
PV: Tiết kiệm năng lượng, trong đó có điện năng đã và đang là một giải pháp được nhiều doanh nghiệp thực hiện trong nhiều năm qua, vậy doanh nghiệp có thể gia tăng hoạt động này ra sao, thưa ông?
PGS. TS Đinh Trọng Thịnh: Trong thời gian vừa qua, cùng với việc đẩy mạng số hoá, các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân đã thực hiện rất nhiều giải pháp tiết kiệm nguyên vật liệu, đổi mới công nghệ dây chuyền sản xuất để tiết kiện năng lượng, điện. Áp dụng việc sử dụng điện gió, điện mặt trời, phương thức sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, loại bỏ công nghệ, thiết bị lạc hậu tiêu tốn nguyên nhiên liệu, điện, tiết kiệm chi tiêu cho doanh nghiệp.
Về lâu về dài việc tiết kiệm năng lượng, điện năng, giảm phát thải, thực hiện xanh hoá hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu hàng hoá là yêu cầu bắt buộc. Nếu doanh nghiệp không thực hiện các tiêu chí về tiết kiệm năng lượng, áp dụng sản xuất xanh thì sản phẩm hàng hoá doanh nghiệp sản xuất ra sẽ không được người tiêu dùng đón nhận, đó là chưa kể không thể xuất khẩu trước các yêu cầu tiêu dùng xanh của thị trường phát triển như EU, Hoa Kỳ…
PV: Xin cảm ơn ông!
Áp dụng giá thị trường đối với năng lượng, trong đó có giá điệnĐề cập đến vấn đề tăng giá điện kể từ ngày 11/10/2024, Bộ Công thương ra quyết định cho tăng giá điện bình quân thêm 4,8% so với mức giá hiện hành, ông Nguyễn Xuân Nam - Phó Tổng giám đốc EVN cho biết, việc điều chỉnh giá điện lần này bảo đảm các hộ nghèo, các gia đình chính sách bị ảnh hưởng ở mức không đáng kể. Theo số liệu thống kê, năm 2023 cả nước có 815.000 hộ nghèo nói chung và các hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện theo chủ trương của Chính phủ. Các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội tiếp tục được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg. Bên cạnh đó, cả nước có 17,4 triệu hộ sử dụng dưới 200 kWh/tháng, chiếm 61,35% khách hàng của EVN và với mức tăng 4,8% thì số tiền điện phải trả thêm của các hộ chỉ là 13.800 đồng/tháng. Bình luận về việc tăng giá điện, các chuyên gia kinh tế có nhìn nhận, việc tăng giá điện là điều "một sớm một chiều", không thể không thực hiện. Theo Chủ tịch Hội thẩm định giá Nguyễn Tiến Thỏa, Nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ Chính trị đã yêu cầu áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng, trong đó có giá điện. Nguyên tắc của điều hành giá điện là phải bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất hợp lý, hợp lệ đã được tính đúng, tính đủ. Chính vì vậy phải xóa bỏ mọi rào cản để bảo đảm cho giá điện minh bạch theo cơ chế thị trường.../. |