Cụ thể, mức giảm lãi suất là 10% so với lãi suất cho vay các chương trình tín dụng chính sách. Ngân hàng Chính sách xã hội tăng cường các biện pháp cân đối chi phí hoạt động để thực hiện việc giảm lãi suất cho vay trong phạm vi kế hoạch vốn cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý được giao năm 2021.

Đề xuất giảm lãi suất tiền gửi tối đa tại Ngân hàng Chính sách Tín hiệu tích cực khi lãi suất trái phiếu chính phủ liên tục giảm Hoàn phí giao dịch của Ngân hàng Chính sách với các khoản giải ngân hỗ trợ trả lương
Giảm lãi suất với tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội
Giảm lãi suất với tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội

Thời gian thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với các chương trình tín dụng chính sách áp dụng đối với các khoản vay còn dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội từ ngày 1/10/2021 đến hết ngày 31/12/2021.

Sau ngày 31/12/2021, lãi suất cho vay của các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội, đến 31/10/2021, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đạt 259.902 tỷ đồng, tăng 21.528 tỷ đồng so với năm 2020.

Tổng dư nợ đến 31/10/2021 đạt 243.191 tỷ đồng, tăng 16.994 tỷ đồng (tương đương tăng 7,5%) so với cuối năm 2020, với gần 6,4 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ.

Trong đó, dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội đạt 241.503 tỷ đồng, chiếm 99,31% tổng dư nợ, tăng 16.419 tỷ đồng so với năm 2020.

Cụ thể, dư nợ ủy thác qua Hội Phụ nữ đạt 92.724 tỷ đồng, chiếm 38,40% tổng dư nợ ủy thác; Hội Nông dân đạt 73.273 tỷ đồng, chiếm 30,34% tổng dư nợ ủy thác; Hội Cựu chiến binh đạt 41.015 tỷ đồng, chiếm 16,98% tổng dư nợ ủy thác; Đoàn Thanh niên đạt 34.491 tỷ đồng, chiếm 14,28% tổng dư nợ ủy thác.

Đến 31/10/2021, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh chiếm 0,72% tổng dư nợ.