Food & Hotel Expo 2022 là triển lãm đầu tiên mà Hội đồng Thủy sản Na Uy (NSC) giới thiệu hải sản Na Uy cao cấp tại Việt Nam, cũng là dịp để NSC nhấn mạnh tầm quan trọng của giá trị đến từ nguồn gốc hải sản uy tín, với thông điệp rất rõ ràng: người tiêu dùng Việt Nam có thể mua hải sản đảm bảo và chính hãng từ Na Uy.

Bà Hilde Solbakken - Đại sứ Na Uy tại Việt Nam mong muốn hỗ trợ mong muốn thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ sinh thái biển. Ảnh Duy Nam
Bà Hilde Solbakken - Đại sứ Na Uy tại Việt Nam mong muốn thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sinh thái biển. Ảnh Hoài Nam

Trước đó, NSC cũng phối hợp cùng Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam và Cơ quan xúc tiến thương mại Na Uy (Innovation Norway) tổ chức “Bữa tiệc hải sản Na Uy” tại TP. Hồ Chí Minh để đánh dấu sự hiện diện chính thức của hải sản từ Na Uy tại thị trường Việt Nam.

Theo bà Hilde Solbakken - Đại sứ Na Uy tại Việt Nam, giá trị cốt lõi của ngành công nghiệp thủy hải sản Na Uy chính là phát triển có trách nhiệm và bảo vệ vòng tuần hoàn tự nhiên của mọi sinh vật trong thiên nhiên. Việc đưa sản phẩm vào thị trường Việt Nam, ngoài cung cấp cho người tiêu dùng nguồn hải sản chất lượng và uy tín, còn giúp thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sinh thái biển, từ đó giúp đảm bảo sự bền vững của ngành công nghiệp thủy hải sản.

Còn theo ông Asbjorn Warvik Rortveit - Giám đốc khu vực Đông Nam Á của NSC, trong năm 2023, NSC sẽ tăng cường các hoạt động quảng bá tại Việt Nam để đông đảo người tiêu dùng Việt Nam được biết đến sự hiện diện của hải sản Na Uy, cũng như xây dựng những chương trình gặp gỡ, kết nối và xúc tiến thương mại giữa các doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu hai nước.

''Bất kỳ DN nào của Việt Nam cũng có thể đăng ký sử dụng nhãn hiệu “Seafood from Norway” để gắn lên các sản phẩm của mình. Quy trình đăng ký rất đơn giản và sẽ mang lại nhiều lợi ích cho DN khi nhu cầu về minh bạch nguồn gốc sản phẩm đang càng lên cao ở thị trường Việt Nam...'' - ông Asbjorn Warvik Rortveit nói.

Khách tham quan tìm hiểu cua Hoàng đế sống tai gian hàng của NSC tại triển lãm. Ảnh Hoài Nam
Khách tham quan tìm hiểu cua Hoàng đế còn sống tại gian hàng của NSC. Ảnh Hoài Nam

Được biết, Na Uy là quốc gia tiên phong về tính bền vững trong nhiều thập kỷ, truyền cảm hứng cho các quốc gia khác đưa ra luật để bảo vệ nguồn cá và xuất khẩu chuyên môn quản lý nghề cá của họ sang các quốc gia đánh cá chưa phát triển, tìm cách xây dựng và duy trì nguồn lợi thủy sản thành công và bền vững.

Do chú trọng tập trung vào tính bền vững trong phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nên mô hình của Na Uy thành công đến mức đất nước này hiện đang quản lý một số trữ lượng cá trích và cá tuyết lớn nhất trên thế giới, cùng với các loài khác cũng phát triển rất mạnh. Với 101 nghìn km bờ biển, Na Uy hiện là nước xuất khẩu hải sản lớn thứ hai thế giới. 11 tháng năm nay, giá trị xuất khẩu thủy hải sản của Na Uy đạt 13,8 tỷ USD, tăng 2,9 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021.

Phối hợp gia tăng giá trị hải sản nhập khẩu

Ông Orjan Olsen - Trưởng bộ phận Nghiên cứu Phát triển Thị trường của NSC, cho biết khối lượng nhập khẩu hải sản Na Uy tại Việt Nam luôn dẫn đầu khu vực Đông Nam Á nhưng về mặt giá trị thì lại xếp sau Thái Lan, tức là các DN nhập khẩu Thái Lan có thể bán ra với giá trị kinh tế cao hơn so với DN Việt Nam cho cùng một mặt hàng nhập khẩu. Điều này đến từ tính chính danh của sản phẩm nhập khẩu. Do vậy, NSC sẽ tích cực đồng hành với các DN nhập khẩu Việt Nam gia tăng giá trị kinh tế, đồng thời đảm bảo nguồn hải sản Na Uy được bán tại Việt Nam luôn đảm bảo được nguồn gốc và chất lượng.