Cuộc thi tìm kiếm nguồn nhân lực tiếp tục tổ chức tại Học viện Tài chính

Ngày 19/7, tại Đại học Bách khoa Hà Nội, đã diễn ra Ngày hội lựa chọn nguyện vọng 2025 do báo Tuổi Trẻ phối hợp Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) tổ chức.

Tham gia ngày hội, phụ huynh, học sinh đã đặt nhiều câu hỏi cho các chuyên gia trong Ban tư vấn gồm: Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, một số Học viện, trường đại học, cao đẳng trực tiếp giải đáp.

Học viện Tài chính tư vấn lựa chọn nguyện vọng cho hàng nghìn phụ huynh, thí sinh

PGS.TS Nguyễn Đào Tùng - Giám đốc Học viện Tài chính giải đáp những thắc mắc của phụ huynh và thí sinh ở Khu tư vấn chuyên gia tại Ngày hội lựa chọn nguyện vọng 2025. Ảnh: Đức Việt.

Ngoài ra, đông đảo phụ huynh, thí sinh cũng đã tới gần 160 gian tư vấn của các cơ sở đào tạo để tìm kiếm và nhận tư vấn trực tiếp từ các trường hoặc tìm hiểu thông tin du học, chương trình đào tạo liên kết quốc tế ở các trường trong và ngoài nước.

Năm 2025, Học viện Tài chính bổ sung thêm 14 chương trình đào tạo mới, trong đó có 9 chương trình định hướng chứng chỉ quốc tế để đáp ứng nhu cầu học tập chuyên sâu theo chuẩn mực của thế giới của thí sinh, 5 chương trình chuẩn mới với các ngành/ Chương trình đào tạo đón đầu xu hướng hiện nay như: Khoa học dữ liệu trong tài chính; Trí tuệ nhân tạo trong tài chính - kế toán; Kinh tế chính trị - tài chính; Luật; Toán tài chính.

Trong Ngày hội lựa chọn nguyện vọng năm nay, gian tư vấn của Học viện Tài chính thu hút sự quan tâm của hàng nghìn phụ huynh và thí sinh, nhiều câu hỏi đặt ra về chỉ tiêu tuyển sinh, chuyên ngành đào tạo, thủ tục, điều kiện xét tuyển, chương trình liên kết đào tạo… đã được trực tiếp lãnh đạo các khoa, ban và giảng viên giàu kinh nghiệm của học viện tư vấn, giải đáp tận tình.

Em Đỗ Hùng Anh (Bắc Ninh) chia sẻ: “Em với bố bắt xe khách từ 5h sáng về Hà Nội dự ngày hội, em đang lựa chọn dùng điểm thi tổ hợp A01 (toán, lý, tiếng Anh) để xét tuyển vào các ngành khối trường kinh tế. Tuy nhiên, sau khi có điểm thi, thấy phổ điểm môn toán và tiếng Anh năm nay có nhiều biến động khiến em lo lắng. Sau khi đến gian tư vấn Học viện Tài chính, được nghe trực tiếp các giảng viên ở đây giải thích, dự báo điểm chuẩn năm nay, em đã thấy yên tâm hơn để đăng ký chuyên ngành mình yêu thích tại Học viện”.

Học viện Tài chính tư vấn lựa chọn nguyện vọng cho hàng nghìn phụ huynh, thí sinh

Lãnh đạo các khoa, ban và các giảng viên giàu kinh nghiệm của Học viện Tài chính giải đáp những băn khoăn của thí sinh. Ảnh: Đức Việt.

Trao đổi với phóng viên, TS. Lưu Hữu Đức- Trưởng ban Quản lý đào tạo (Học viện Tài chính) cho biết, năm 2025, Học viện dự kiến tuyển 6.320 sinh viên, với 44 chương trình đào tạo, trong đó có 14 chương trình mới.

Phương thức xét tuyển của năm nay gồm: tuyển thẳng theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo; kết hợp và dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025.

Học viện Tài chính tư vấn lựa chọn nguyện vọng cho hàng nghìn phụ huynh, thí sinh
Các chuyên gia của Chương trình Liên kết đào tạo mỗi bên cấp một bằng Cử nhân (DDP) tư vấn tuyển sinh. Ảnh: Đức Việt.

Với xét tuyển kết hợp, Học viện áp dụng với thí sinh có kết quả học tập vượt trội, chứng chỉ quốc tế; điểm học bạ 3 năm THPT loại giỏi trở lên…

Nhóm có kết quả vượt trội là học sinh đạt giải khuyến khích học sinh giỏi quốc gia, quốc tế; giải ba thi học sinh giỏi tỉnh trở lên (ở các môn Toán, Lý, Hóa, Tin, Tiếng Anh, Văn); có chứng chỉ IELTS Academic tối thiểu 5.5, TOEFL iBT từ 55 (không sử dụng Home Edition) hay SAT 1050/1600 điểm.

Chia sẻ về định hướng đào tạo gắn với hội nhập quốc tế, TS. Trịnh Thanh Huyền - Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế (Học viện Tài chính) nhấn mạnh: “Yêu cầu đổi mới của giáo dục đại học trong thời đại số không chỉ là cập nhật chương trình học, mà còn là chuyển đổi từ triết lý đào tạo đến phương thức tổ chức dạy - học. Học viện Tài chính đang tích cực thực hiện điều này thông qua việc mở mới ngành học theo xu thế, cải tiến chương trình gắn với thị trường lao động và tăng cường hợp tác quốc tế”.

Học viện Tài chính tư vấn lựa chọn nguyện vọng cho hàng nghìn phụ huynh, thí sinh
Gian tư vấn của Học viện Tài chính thu hút sự quan tâm của hàng nghìn phụ huynh và thí sinh.

Theo TS. Trịnh Thanh Huyền, một trong những điểm sáng nổi bật trong chiến lược này chính là chương trình DDP - một mô hình liên kết đào tạo quốc tế giữa Học viện Tài chính và Đại học Greenwich (Vương quốc Anh).

TS. Trịnh Thanh Huyền cho hay, Chương trình DDP được thiết kế dành cho các thí sinh có định hướng học tập quốc tế nhưng mong muốn học tập ngay tại Việt Nam với chi phí hợp lý. Đây là chương trình đào tạo chính quy, chất lượng cao, cấp bằng bởi hai trường đại học danh tiếng, và mang lại nhiều giá trị nổi bật: 2 bằng Cử nhân chính quy do Học viện Tài chính và Đại học Greenwich cấp, có giá trị toàn cầu; miễn học, miễn thi toàn bộ 9 môn F (F1–F9) trong khuôn khổ chứng chỉ ACCA - chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán quốc tế…

Đặc biệt, chương trình DDP phù hợp với những thí sinh có năng lực tiếng Anh tốt, sở hữu chứng chỉ quốc tế như TOEFL iBT, SAT - yếu tố giúp tăng cơ hội trúng tuyển và nhận học bổng giá trị từ nhà trường.