Những bước thăng trầm cổ phiếu KHG

Cổ phiếu KHG của Khải Hoàn Land đã từng đạt đỉnh vào hồi tháng 7/2021 khi vượt mốc 23.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, cổ phiếu này rơi vào giai đoạn thoái trào suốt từ thời kỳ cuối tháng 7 đến tháng 10/2021, thị giá nhiều thời điểm xuống dưới 14.000 đồng/cổ phiếu.

Giai đoạn phục hồi bắt đầu từ cuối tháng 10 đến nay và hiện nay cổ phiếu doanh nghiệp môi giới bất động sản này đã vượt lên trên mốc 20.000 đồng/cổ phiếu.

Diễn biến phục hồi của cổ phiếu KHG diễn ra trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 10 cũng không gắn với biến động về lợi nhuận của doanh nghiệp này.

Cen Land điều chỉnh phương án sử dụng vốn từ đợt phát hành cổ phiếu Dòng tiền âm nặng, Khải Hoàn Land tìm vốn từ phát hành trái phiếu Cổ phiếu KHG của Khải Hoàn Land tăng 30% ngày đầu lên sàn
Khải Hoàn Land (KHG): Sức ép hiệu quả đầu tư sau đợt tăng vốn khủng
Khải Hoàn Land (KHG): Sức ép hiệu quả đầu tư sau đợt tăng vốn khủng

Quý III/2021, Khải Hoàn Land đạt doanh thu thuần là 208 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là 45 tỷ đồng.

Kết quả lợi nhuận của quý III/2021 tuy tăng khá mạnh so với mức hơn 16,4 tỷ đồng cùng kỳ năm trước, nhưng đã có phần sụt giảm so với mức 48,3 tỷ đồng lợi nhuận mà doanh nghiệp này đạt được trong quý II/2021. Lãi cơ bản trên cổ phiếu Khải Hoàn Land trong quý III/2021 là 260 đồng/cổ phiếu, giảm so với mức 298 đồng/cổ phiếu hồi quý II/2021.

Tuy có kết quả lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 9 tháng đầu năm, nhưng Khải Hoàn Land phải đối diện với tình trạng dòng tiền kinh doanh âm khá lớn.

Tính đến thời điểm cuối quý II/2021, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Khải Hoàn Land bị âm gần 400 tỷ đồng. Dòng tiền kinh doanh âm chủ yếu do công ty bị ngập tiền trong các khoản phải thu.

Các khoản phải thu ngắn hạn đã tăng từ 675 tỷ đồng thời điểm đầu năm lên mức 843 tỷ đồng vào giữa năm (tăng khoảng 25%), trong đó riêng phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng từ 179 tỷ đồng lên 258 tỷ đồng (tăng 44%). Các khoản phải thu dài hạn trong giai đoạn này cũng tăng từ 1.532 tỷ đồng lên 1.777 tỷ đồng (tăng 16%).

Trong khi đó, dòng tiền thuần trong hoạt động kinh doanh của công ty tính đến cuối quý III/2021 vẫn ở tình trạng âm khá sâu với mức âm 395 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu tính bù trừ với diễn biến dòng tiền tính đến cuối quý II/2021 thì có thể thấy dòng tiền thuần kinh doanh của riêng quý III/2021 đã không bị tình trạng âm. Đây cũng có thể coi là một động thái tích cực hơn phần nào đối với Khải Hoàn Land trong điều phối dòng tiền kinh doanh trong quý III.

Ồ ạt huy động và sức ép hiệu quả

Đầu năm 2021, Khải Hoàn Land có vốn điều lệ là 1.600 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 1.758 tỷ đồng; đến cuối tháng 9/2021, công ty này đã tăng quy mô với vốn điều lệ tăng lên 1.748 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu là 2.081 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đợt huy động vốn khủng nhất năm của doanh nghiệp ngành môi giới bất động sản này mới chỉ mới hoàn thành mới đây.

Cuối tháng 11 vừa qua, Khải Hoàn Land hoàn thành đợt phát hành cổ phiếu với tổng số lượng cổ phiếu chào bán là 144 tỷ đồng, giá phát hành là 16.000 đồng/cổ phiếu.

Với đợt huy động này, Khải Hoàn Land đã thu về số tiền khủng lên tới 2.304 tỷ đồng, quy mô số tiền mới huy động thêm này theo đó thậm chí đã gấp khoảng 1,1 lần so với với quy mô vốn chủ sở hữu tại thời điểm trước đợt phát hành.

Mặc dù vừa thu về số tiền huy động vốn rất lớn từ phát hành cổ phiếu như trên, Khải Hoàn Land còn tiếp tục đưa ra kế hoạch huy động thêm vốn bằng phát hành trái phiếu.

Phương án mà doanh nghiệp này đưa ra là sẽ phát hành 300 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, lãi suất cố định, kèm biện pháp bảo đảm bằng tài sản.

Số trái phiếu này được thế chấp bằng 40 triệu cổ phiếu Khải Hoàn Land thuộc sở hữu các cổ đông của công ty và có bảo lãnh thanh toán của Công ty TNHH Tập đoàn Khải Hoàn và bảo lãnh thanh toán của cá nhân ông Nguyễn Khải Hoàn (Chủ tịch hội đồng quản trị công ty).

Thông thường sau khi thực hiện các đợt huy động vốn, doanh nghiệp cũng có thể chịu áp lực cao hơn về việc duy trì tỷ suất lợi nhuận/vốn điều lệ và tỷ suất lợi nhuận/chủ sở hữu trên cơ sở quy mô vốn mới đã lớn hơn so với quy mô cũ.

Cụ thể với trường hợp của Khải Hoàn Land, vốn điều lệ sau đợt phát hành cổ phiếu đã tăng thêm 1.440 tỷ đồng, gấp tới hơn 1,8 lần so với vốn điều lệ thời điểm trước đó; vốn chủ sở hữu mới cũng đã tăng gấp 2,1 lần so với trước.

Đây là yếu tố pha loãng sau mỗi đợt phát hành của doanh nghiệp. Do đó, một số doanh nghiệp thường chọn giải pháp tăng vốn dần dần để phần vốn mới dần “hấp thụ” trong quá trình kinh doanh. Riêng với Khải Hoàn Land, việc pha loãng quá nhanh như trên sẽ đặt ra yêu cầu doanh nghiệp trong thời gian tới phải đạt quy mô lợi nhuận bình quân (tính theo số tuyệt đối) khoảng gấp đôi hiện nay mới tỷ suất lợi nhuận như cũ.

Riêng về đợt phát hành trái phiếu, doanh nghiệp này hiện có quy mô nợ chưa cao nên việc phát hành thêm khoảng 300 tỷ đồng trái phiếu cũng không làm biến dạng khá nhiều về cơ cấu nợ của công ty. Tuy nhiên, yêu cầu về hiệu quả sử dụng vốn cả với huy động trái phiếu cũng vẫn đặt ra do doanh nghiệp phải chịu sức ép trả lãi vay trái phiếu đối với số vốn này.

Diễn biến quy mô vốn của KHG qua một số mốc thời gian cơ bản (tỷ đồng)

1/1/2020

31/12/2020

30/9/2021

30/11/2021

Vốn điều lệ

1.200

1.600

1.748

3.040

Vốn chủ sở hữu

1.261

1.758

2.081

4.385