Khối ngoại vẫn giao dịch theo chiều hướng tiêu cực và tạo một phần áp lực lên tâm lý nhà đầu tư khi tiếp tục bán ròng trong tuần qua. Khối ngoại trên toàn thị trường mua vào 202 triệu cổ phiếu, trị giá 9.524 tỷ đồng; trong khi bán ra 239 triệu cổ phiếu, trị giá 10.684 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 36,6 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 1.160 tỷ đồng.

Khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 1.160 tỷ đồng trong tuần qua

Theo số liệu từ MBS, trên sàn HOSE, khối ngoại bán ròng 1.183 tỷ đồng. Bán ròng thông qua khớp lệnh đạt 1.832 tỷ đồng. Kể từ đầu năm, khối ngoại bán ròng trên sàn HOSE 50.708 tỷ đồng, trong đó bán ròng thông qua khớp lệnh 65.764 tỷ đồng và mua ròng thông qua thỏa thuận 15.056 tỷ đồng.

Tuần vừa qua, khối ngoại mua ròng 7/20 nhóm ngành so với 10/20 ở tuần trước đó, các nhóm cổ phiếu được khối ngoại mua ròng là: dầu khí, logistics, bất động sản, dệt may,...

Đối với nhóm ETF, tuần vừa qua, khối ngoại bán ròng ở nhóm là FinSelect, FinLead trung bình 1.035 tỷ đồng, trong khi tuần trước mua 265 tỷ đồng. Bên cạnh đó, khối này đã bán ròng nhóm VNDiamond với giá trị 352 tỷ đồng.

Tại sàn HSX, khối ngoại mua ròng mạnh nhất chứng chỉ quỹ ETF FUEVFVND, với 554 tỷ đồng. Tiếp sau đó, VHM cũng được mua ròng 472 tỷ đồng. CTG và DGW được mua ròng lần lượt 257 tỷ đồng và 237 tỷ đồng. Trong khi đó, SSI bị bán ròng mạnh nhất, với 692 tỷ đồng. HPG cũng bị bán ròng 633 tỷ đồng. Hai mã VPB và VND đều bị bán ròng trên 300 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, CEO bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất với 44,5 tỷ đồng. PVS và HUT bị bán ròng lần lượt 44 tỷ đồng và 20 tỷ đồng. Trong khi đó, BCC được mua ròng mạnh nhất với 14 tỷ đồng. VCS và PVI đều được mua ròng trên 5 tỷ đồng.

Ở sàn UPCoM, QNS được mua ròng mạnh nhất, với 89 tỷ đồng. NTC đứng thứ 2 trong danh sách mua ròng, với 70 tỷ đồng. Trong khi đó, VEA bị bán ròng mạnh nhất sàn này, với 47 tỷ đồng. Đứng sau thứ 2 trong danh sách bán ròng là LKW nhưng giá trị chỉ hơn 4 tỷ đồng./.