Cụ thể, chương trình đề ra 4 mục tiêu cụ thể đến năm 2025 và 5 mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tập trung triển khai theo 2 giai đoạn (2023 - 2025) và (2025 - 2030).

Để thực hiện các mục tiêu trên, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lào Cai được giao nhiệm vụ tổ chức 25 lớp tập huấn kiến thức, nâng cao năng lực khai thác, quản lý và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), giống cây trồng, quyền tác giả và các quyền liên quan từ cơ bản đến chuyên sâu cho 1.450 lượt người; 2 cuộc học tập kinh nghiệm công tác quản lý, khai thác, phát triển nhãn hiệu sản phẩm ở ngoài tỉnh...

Lào Cai: Đầu tư hơn 48 tỷ đồng cho phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030
Sản phẩm OCOP tỉnh Lào Cai được quảng bá tại hội chợ hàng chất lượng cao tại Hà Nội. Ảnh: Hải Anh

Đáng chú ý, chương trình đặt ra mục tiêu bằng các sản phẩm cụ thể như tìm hiểu pháp luật và khả năng bảo hộ cho sản phẩm quế, chè, chuối, dứa, dược liệu của tỉnh tại các nước dự kiến đăng ký bảo hộ.

Xây dựng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận ở trong nước cho 27 sản phẩm, 2 chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chủ lực, đặc thù, có lợi thế, sản phẩm làng nghề và sản phẩm OCOP của tỉnh; nâng cao quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ cho 7 đến 11 sản phẩm được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý, sản phẩm hình thành từ các sáng chế, giải pháp hữu ích.

Tổng kinh phí thực hiện chương trình là 48,795 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách trung ương đầu tư qua Bộ Khoa học và Công nghệ là 3,1 tỷ đồng và nguồn ngân sách tỉnh là 43,295 tỷ đồng.

Tính đến nay toàn tỉnh Lào Cai có 378 văn bằng sở hữu công nghiệp được bảo hộ ở trong nước còn thời hạn. Trong đó có: 376 nhãn hiệu (gồm 46 nhãn hiệu tập thể, 17 nhãn hiệu chứng nhận, 2 chỉ dẫn địa lý mang địa danh của tỉnh còn lại 311 nhãn hiệu thông thương không mang địa danh) và 2 kiểu dáng công nghiệp.