Ngày 23/3 giá lúa gạo tiếp tục ổn định. |
Giá gạo trong nước ổn định trong nhiều ngày
Theo ghi nhận tại An Giang, giá lúa hôm nay (23/3) không ghi nhận biến động mới.
Cụ thể, lúa IR 50404 có giá trong khoảng 5.900 - 6.100 đồng/kg. Lúa Nàng Hoa 9 được thu mua với giá 6.100 - 6.200 đồng/kg. Giá lúa OM 5451 vào khoảng 6.200 - 6.300 đồng/kg. Giá lúa OM 18 trong khoảng 6.400 - 6.500 đồng/kg. Cùng thời điểm khảo sát, lúa Đài thơm 8 có giá trong khoảng 6.400 - 6.600 đồng/kg. Giá lúa Nhật vào khoảng 7.800 - 8.000 đồng/kg. Lúa Nàng Nhen (khô) có giá ổn định ở mức 13.000 đồng/kg. Riêng lúa IR 50404 (khô) ghi nhận đã ngừng khảo sát trong nhiều ngày liên tiếp.
Giá nếp đi ngang trên diện rộng. Theo đó, nếp AG (tươi) có giá trong khoảng 6.200 - 6.500 đồng/kg. Nếp Long An (tươi) có giá trong khoảng 6.650 - 7.000 đồng/kg. Cùng lúc, nếp ruột duy trì giá vào khoảng 14.000 - 15.000 đồng/kg, nếp AG (khô) tiếp tục tạm ngừng khảo sát.
Hiện giá gạo nguyên liệu, thành phẩm ở mức 9.100 đồng/kg; gạo thành phẩm 10.000 đồng/kg.
Tại chợ An Giang, mặt hàng gạo không có biến chuyển mới. Theo đó, giá gạo thường tiếp tục trong khoảng 11.500 - 12.500 đồng/kg. Giá gạo trắng thông dụng duy trì là 14.500 đồng/kg. Gạo Sóc thường có giá 15.000 đồng/kg. Giá gạo thơm Jasmine trong khoảng 14.000 - 15.000 đồng/kg. Giá gạo Nàng Hoa tiếp tục ở mức 18.500 đồng/kg. Gạo Sóc Thái có giá 18.000 đồng/kg. Giá gạo thơm thái hạt dài được bán với giá trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg. Gạo Hương Lài có giá 19.000 đồng/kg. Giá gạo thơm Đài Loan ở mức 20.000 đồng/kg. Giá gạo Nàng Nhen và gạo Nhật có cùng mức 22.000 đồng/kg.
Cùng thời điểm khảo sát, giá cám tại chợ ổn định trong khoảng 7.500 - 8.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá chào bán không có biến động
Hiện giá gạo 5% tấm đang ở mức 448 USD/tấn; gạo 25% tấm duy trì ở mức 428 USD/tấn.
USDA dự báo thương mại gạo toàn cầu năm dương lịch 2023 ở mức 54,9 triệu tấn, tăng 850.000 tấn so với dự báo tháng trước và giảm 1,48 triệu tấn so với năm 2022.
Tiêu thụ của thế giới trong niên vụ hiện tại được dự báo đạt kỷ lục 520 triệu tấn, tăng 2,76 triệu tấn so với dự báo trước và tăng 770.000 tấn so với niên vụ 2021-2022. Tồn kho cuối kỳ dự kiến vào khoảng 173,3 triệu tấn, tăng 4,2 triệu tấn so với dự báo tháng 2 nhưng giảm 10,1 triệu tấn so với vụ trước.
Trong khi đó, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 2 đã tăng trở lại sau 3 tháng giảm liên tiếp với khối lượng đạt 534.607 tấn, trị giá 286,2 triệu USD, tăng 48,8% về lượng và 53,4% về trị giá so với tháng trước, đồng thời so với cùng kỳ năm ngoái tăng 14,7% về lượng và 29% về trị giá.
Đặc biệt, giá gạo xuất khẩu trong tháng 2 tiếp tục tăng tháng thứ 5 liên tiếp, với mức 3,1% so với tháng trước và tăng 12,4% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức bình quân 535 USD/tấn - cao nhất kể từ tháng 7/2021. Tính chung 2 tháng đầu năm, giá xuất khẩu gạo của nước ta đã tăng 9,8% so với cùng kỳ, đạt trung bình 529 USD/tấn.
Xuất khẩu gạo được nhận định sẽ sôi động hơn trong những tháng tới do nguồn cung được bổ sung từ vụ thu hoạch Đông Xuân, trong khi nhu cầu tại các thị trường truyền thống như Philippines, Indonesia, Trung Quốc… đang tăng lên.