Ngày 6/3: Giá thép Trung Quốc tiếp tục giảm, quặng sắt thấp nhất 1,5 tháng
Giá quặng sắt giảm về mức thấp nhất 1,5 tháng kết thúc phiên 5/3. Ảnh minh họa

Trên sàn giao dịch Thượng Hải

Tại thời điểm 07 sáng 6/3, giá thép thanh kỳ hạn tháng 4 giảm 0,5% (16 Nhân dân tệ) về mức 3237 Nhân dân tệ/tấn.

Trong khi đó, giá quặng sắt trên Sàn Đại Liên (DCE) giảm tiếp 0,7% (5,5 Nhân dân tệ/tấn) về mức 788,5 Nhân dân tệ/tấn, ghi nhận mức thấp nhất kể từ ngày 16/1; Sàn Singapore giảm 1,07 USD về mức 99,76 USD/tấn.

Các nhà máy thép Ấn Độ có thể sẽ chứng kiến giá giảm mạnh sau khi thuế nhập khẩu của Mỹ có hiệu lực, làm thay đổi dòng chảy thương mại toàn cầu của hợp kim này và có khả năng chuyển hướng lượng cung dư thừa vào Ấn Độ, theo S&P Global.

Cơ quan này ước tính giá thép tại Ấn Độ có thể điều chỉnh giảm khoảng 3.000 rupee (tương đương 34,52 USD) mỗi tấn.

Các nhà sản xuất thép nội địa đang phải đối mặt với làn sóng thép giá rẻ gia tăng, với lượng nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục trong 10 tháng đầu năm tài chính hiện tại. Giá thép tại Ấn Độ từng lao dốc xuống mức thấp nhất trong hơn ba năm vào tháng 8 năm ngoái, khi giá thép cuộn cán nóng trong nước trung bình ở mức 52.267 rupee mỗi tấn.

Thuế nhập khẩu 25% đối với thép và nhôm của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có hiệu lực từ ngày 12 tháng 3, châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại toàn cầu.

"Nhà sản xuất thép Ấn Độ đang bị cuốn vào căng thẳng địa chính trị và thương mại gia tăng, điều này làm triển vọng của họ trở nên bất định hơn," chuyên gia phân tích Ayushman Bharati của S&P Global Ratings nhận định. Thuế nhập khẩu khiến việc xuất khẩu sang Mỹ trở nên tốn kém hơn, đẩy dòng thép sang các thị trường khác, theo S&P Global.

Ấn Độ, nơi đã nhập khẩu 40% lượng thép từ Nhật Bản và Hàn Quốc, có thể sẽ chứng kiến lượng nhập khẩu từ hai nước này tăng lên khi thuế mới được áp dụng, Bharati cho biết. Trong khi thép từ Nhật Bản và Hàn Quốc hiện chiếm 15% tổng lượng thép nhập khẩu vào Mỹ.

Năm 2024, Ấn Độ đã bổ sung khoảng 15 triệu tấn công suất thép. "Giá thép ảm đạm có thể trì hoãn việc sử dụng hết công suất này và cản trở các kế hoạch mở rộng," Bharati nói thêm.

Việc nhập khẩu thép từ Trung Quốc gia tăng – đôi khi có giá rẻ hơn tới 70 USD/tấn so với thép nội địa – đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của các nhà sản xuất thép trong năm qua.

Thị trường trong nước

Giá thép xây dựng tại các doanh nghiệp vẫn bình ổn. Cụ thể, giá thép CB240 của Hòa Phát ghi nhận 13.480đ/kg, trong khi thép CB300 ở mức 13.580đ/kg. Ở các doanh nghiệp khác, giá thép CB240 dao động khoảng 13.360 – 13.800đ/kg, trong khi thép D10 CB300 khoảng 13560 – 13850 đ/kg.

Tại miền Bắc: Thương hiệu thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.480 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.580 đồng/kg. Thương hiệu thép Việt Ý, dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.580 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.690 đồng/kg.

Thép Việt Đức, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.430 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.740 đồng/kg. Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240, có giá 13.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có mức giá 13.640 đồng/kg. Thép VAS, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.330 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.380 đồng/kg.

Tại miền Trung: Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240, ở mức 13.530 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.640 đồng/kg. Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.840 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.140 đồng/kg. Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.740 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.790 đồng/kg.

Tại miền Nam: Thép Hòa Phát, thép cuộn CB240, ở mức 13.690 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.840 đồng/kg. Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.380 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.480 đồng/kg./.