![]() |
Giá lúa tươi chững giá trong phiên 8/2. Ảnh minh họa |
Thị trường trong nước
Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long ghi nhận ổn định đối với mặt hàng lúa, giá gạo nguyên liệu một số loại nhích nhẹ.
Theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, hiện gạo nguyên liệu 5451 tăng 50 đồng dao động ở mức 8.750-8.950; gạo nguyên liệu OM 380 dao động ở mức 7.300 -7.400 đồng/kg so với hôm qua; gạo thành phẩm OM 380 dao động ở 8.800-9.000 đồng/kg; gạo nguyên liệu IR 504 dao động ở mức 7.700-7.800 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 dao động ở 9.500 9.700 đồng/kg;
Ghi nhận tại các địa phương, lượng về ít, giao dịch mua bán cầm chừng. Tại Lấp Vò (Đồng Tháp), gạo thơm và gạo ngang về ít, giá nhích, kho mua lai rai. Tại Sa Đéc (Đồng Tháp), lượng có ít, gạo nguyên liệu xô IR 50404 giá nhích nhẹ.
Kênh chợ Sa Đéc (Đồng Tháp), lượng về lai rai, giá gạo các loại kho mua vững. Tại An Cư (Cái Bè, Tiền Giang), nguồn có lai rai, giá gạo các loại ổn định.
Tại các chợ lẻ, gạo các loại bình ổn so với hôm qua. Hiện gạo thường dao động ở mốc 16.000 - 17.000 đồng/kg; gạo Nàng Nhen có giá niêm yết cao nhất 28.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài 20.000 - 22.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 22.000 đồng/kg; gạo thơm Jasmine dao động ở mức 20.000 - 22.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng ở mốc 17.000 đồng/kg; gạo Nàng hoa ở mốc 22.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 21.000 đồng/kg; gạo Sóc thường dao động ở mốc 18.000 đồng/kg; gạo Sóc Thái giá 21.000 đồng/kg; gạo Nhật giá 22.000 đồng/kg.
Tương tự, với mặt hàng lúa, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, hiện giá lúa IR 50404 (tươi) dao động ở mức 5.400 - 5.600 đồng/kg; Lúa OM 5451 dao động ở mốc 5.800 - 6.000; Lúa Đài Thơm 8 (tươi) dao động ở mốc 6.600 – 6.800; Lúa OM 380 ở mức 6.600 -6.700 đồng/kg; Lúa OM 18 (tươi) dao động ở mốc 7.600 - 7.800 đồng/kg; Lúa Nhật ở mốc 7.800 - 8.000 đồng/kg; Nàng Hoa 9 ở mức 9.200 đồng/kg.
Tại Bạc Liêu, Lúa Thu Đông cuối vụ còn lượng ít, giá lúa bình ổn, đa số đã cọc. Tại An Giang, giá lúa cuối tuần vững, giao dịch mua bán ít, vắng người mua.
Tại Kiên Giang, nhu cầu hỏi mua lúa lai rai các loại, giá ít biến động. Tại Hậu Giang, nguồn lúa cho thu hoạch lai rai, thương lái hỏi mua lúa cắt ngay nhiều hơn. Tại Cần Thơ, giao dịch lúa cuối tuần chưa có khởi sắc, vắng người mua.
Thị trường xuất khẩu
Giá gạo Việt Nam đi ngang so với hôm qua. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện gạo tiêu chuẩn 5% ở mức 399 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 371 USD/tấn; gạo 100% tấm ở mức 313 USD/tấn.
Hãng tin Reuters dẫn hai nguồn tin thương mại cho hay các nhà nhập khẩu gạo tại Philippines đã hoãn mua khoảng 350.000 tấn gạo Việt Nam và đang đàm phán lại các thỏa thuận sau khi giá gạo giảm mạnh.
Các nhà nhập khẩu gạo đã ký hợp đồng với giá khoảng 620 USD cho một tấn gạo thơm Việt Nam vào cuối năm 2024, nhưng hiện tại giá đã giảm xuống còn khoảng 500 USD một tấn, Reuters dẫn hai nguồn tin thương mại cho biết.
"Điều này xảy ra ngay trước khi vụ thu hoạch mới bắt đầu ở Việt Nam," nguồn tin tại một công ty giao dịch gạo quốc tế ở Bangkok nhận định với Reuters. Việc các hợp đồng gạo bị trì hoãn, theo nguồn tin này, 'là cú sốc lớn đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam."
Việt Nam hiện là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau Ấn Độ và Thái Lan. Vụ thu hoạch lúa bội thu ở Việt Nam sắp tới sẽ cung cấp thêm nguồn dự trữ gạo cho thị trường quốc tế. "Vụ mùa hứa hẹn sẽ thu hoạch lớn hơn năm trước. Giá gạo có khả năng sẽ phải chịu nhiều áp lực hơn," nhà giao dịch tại Singapore cho hay.
Đầu tuần này, Philippines, một trong những nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về an ninh lương thực để hạ giá gạo. Philippines cho hay giá gạo ở nước này vẫn đang ở mức cao dù giá gạo toàn cầu thấp hơn và thuế nhập khẩu gạo đã giảm vào năm ngoái.
Giá gạo Ấn Độ tuần này đã chạm mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm 2023 trong khi giá gạo Việt Nam đã giảm xuống mức yếu nhất kể từ tháng 9 năm 2022.
Trong nửa đầu tháng 1, giá gạo Việt Nam xuất khẩu loại 5% tấm giảm xuống còn 413 USD/tấn, loại 25% tấm còn 387 USD/tấn, tấm 330 USD/tấn./.