Theo Báo cáo Chỉ số Tetra Pak 2023, thị trường thực phẩm lành mạnh đã được hình thành rõ rệt khi người tiêu dùng chủ động tìm kiếm các sản phẩm có tác động tích cực đến sức khỏe thể chất của họ. Nhưng phần lớn hiện nay đang có quan điểm toàn diện hơn với 70% số người được khảo sát cho rằng, các sản phẩm lành mạnh không nên gây hại đến môi trường, trong khi 54% khác sẵn sàng hành động trách nhiệm với hành tinh và thay đổi chế độ ăn uống của mình để góp phần tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn.

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới sức khỏe của cá nhân và trái đất
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới sức khỏe của cá nhân và trái đất.

Báo cáo Chỉ số Tetra Pak cũng cho biết, các quan điểm cố hữu trước đây đã thay đổi một cách đáng kể, khi 70% người tiêu dùng sẵn sàng tiết giảm sự tiện lợi để có được các sản phẩm lành mạnh hơn. Sự ưu tiên về sức khỏe cũng không bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt khi chỉ có 17% số người được hỏi quyết định cắt giảm thực phẩm và đồ uống có lợi cho sức khỏe trong bối cảnh kinh tế hiện nay.

Ông Adolfo Orive - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Tetra Pak cho biết: “Những phát hiện trong Báo cáo Chỉ số năm nay đã phản ánh định hướng mà chúng tôi theo đuổi trong vài năm qua, nhằm giảm lượng khí nhà kính trong ngành công nghiệp thực phẩm và làm cho hệ thống thực phẩm trở nên bền vững và bền bỉ hơn”.

Ngoài ra, “xét đến việc thế giới sẽ cần thêm 60% thực phẩm vào năm 2050, chúng tôi đang hoàn thiện những nỗ lực này thông qua các công nghệ có thể giúp khám phá nguồn dinh dưỡng mới - từ các nguồn thực vật mới đến các nguồn protein thay thế được sản xuất bằng quá trình lên men sinh khối và lên men chính xác. Cả hai lĩnh vực này đều rất quan trọng trong việc góp phần hướng tới sự bền vững của hệ thống thực phẩm” - ông Adolfo Orive chia sẻ./.