Giá trị cổ phiếu sụt giảm mạnh

Các nhà đầu tư đã xóa sạch 52,4 tỷ USD khỏi giá trị thị trường của 4 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ bằng tài sản vào thứ Năm (9/3) trong bối cảnh bán tháo cổ phiếu tài chính trên diện rộng mà các nhà phân tích liên kết với lo ngại của nhà đầu tư về giá trị danh mục đầu tư trái phiếu của người cho vay.

Việc bán tháo JPMorgan Chase, Bank of America, Citigroup và Wells Fargo dường như bắt nguồn từ những khó khăn tại Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB), một ngân hàng nhỏ tập trung vào công nghệ.

Vào cuối ngày thứ Tư (8/3), SVB tiết lộ rằng họ đã lỗ khoảng 1,8 tỷ USD sau khi bán danh mục đầu tư chứng khoán trị giá 21 tỷ USD, số tiền này đã được bán ra để đối phó với sự sụt giảm tiền gửi của khách hàng. Các khoản lỗ đã khiến ngân hàng thông báo bán cổ phần để củng cố vị thế vốn của mình.

Khoản lỗ nặng nề khi bán chứng khoán SVB đã chuyển sự chú ý của nhà đầu tư sang những rủi ro có thể ẩn giấu trong danh mục đầu tư trái phiếu khổng lồ do các ngân hàng khác của Mỹ nắm giữ, phần lớn dòng tiền trong số đó từ đầu tư vào các chứng khoán dài hạn như trái phiếu kho bạc trong thời điểm đại dịch Covid-19. Giá trị của những cổ phiếu đó đã giảm giá mạnh trong năm qua do lãi suất tăng nhanh.

Khi Phố Wall đóng cửa vào ngày 9/3, 4 ngân hàng lớn nhất của Mỹ tính theo tài sản đã mất 52,4 tỷ USD giá trị thị trường.
Khi Phố Wall đóng cửa vào ngày 9/3, 4 ngân hàng lớn nhất của Mỹ tính theo tài sản đã mất 52,4 tỷ USD giá trị thị trường.

Chỉ số KBW Bank (KBW Bank Index - chỉ số gồm cổ phiếu của 24 ngân hàng lớn nhất của Mỹ) giảm hơn 7%, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 6/2020, khi nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu ngân hàng vì lo ngại cú sốc tài chính trong những tháng đầu của đại dịch Covid-19.

Ngân hàng First Republic Bank có trụ sở tại San Francisco, một ngân hàng dành cho các khách hàng giàu có và là thành viên của chỉ số ngân hàng đã giảm hơn 16%.

Tiền gửi tại các ngân hàng cũng sẽ bị tác động

Nhà phân tích Mike Mayo của Wells Fargo đã mô tả đợt bán tháo này là “Thời điểm SIVB” của ngành ngân hàng, đề cập đến mã SVB trên Nasdaq. Ông cho biết điểm yếu của người cho vay tập trung vào công nghệ không đại diện cho xu hướng chung của toàn ngành, nhưng dù sao cũng ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư.

Việc bán tháo hôm thứ Năm diễn ra chỉ vài ngày sau khi dữ liệu từ Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Mỹ, một cơ quan quản lý ngân hàng cho thấy các nhà cho vay của Mỹ đang phải chịu khoảng 620 tỷ USD lỗ gộp chưa thực hiện trong danh mục đầu tư chứng khoán của họ.

Con số đó ít hơn nhiều so với tổng vốn chủ sở hữu của toàn ngành là 2,2 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2022. Tổng thiệt hại đã thực hiện vào năm ngoái là 31 tỷ USD. Tuy nhiên, tổn thất trên giấy tờ tăng lên, đồng thời với sự sụt giảm tiền gửi tại các ngân hàng, do người tiết kiệm tìm kiếm lợi suất cao hơn vào thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tiếp tục tăng lãi suất. Trường hợp xấu nhất đối với các ngân hàng là họ có thể phải học theo SVB bằng cách bán lỗ một số chứng khoán của mình để bù đắp cho việc rút tiền gửi.

Christopher Whalen của Whalen Global Advisors cho biết, các động thái của SVB đã tập trung sự chú ý vào vấn đề danh mục đầu tư trái phiếu và các khoản lỗ chưa thực hiện.

Tuy nhiên, Christopher Whalen cho biết thêm rằng, nếu các ngân hàng phải nhận ra những khoản lỗ thì điều đó sẽ không ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của hầu hết những người cho vay.

Khủng hoảng tài chính có nguy cơ lan rộng

Trong một diễn biến liên quan, Silvergate Bank - một ngân hàng chuyên cung cấp dịch vụ giao dịch USD cho nhiều sàn giao dịch tiền mã hóa hàng đầu tại Mỹ từ tận năm 2013 vừa công bố kế hoạch “dừng hoạt động” và bán ngân hàng. Sự kiện này, cùng với việc gây quỹ vội vàng của SVB đã khiến cổ phiếu ngân hàng Mỹ lao dốc và làm tăng thêm những lo ngại về một sự khởi đầu của vấn đề lớn hơn nhiều, một vết nứt tài chính xuyên suốt: Lãi suất tăng đã khiến các ngân hàng chứa đầy trái phiếu lãi suất thấp không thể bán vội vàng mà không thua lỗ.

"SVB chỉ là phần nổi của tảng băng trôi", các công ty nhỏ hơn sẽ phải chịu “những cú đá khủng khiếp" và sẽ buộc phải tăng vốn chủ sở hữu - Christopher Whalen, Chủ tịch của Whalen Global Advisors, một công ty tư vấn tài chính nêu quan điểm.